Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
6606

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ YÊN TRƯỜNG 1953-2010

Ngày 03/10/2023 00:00:00

Yên Trường là một xã nằm ở phía tây bắc của huyện Yên Định, tuy là xã không có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên, xã hội nhưng với truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình trong mọi hoàn cảnh nên Yên Trường đã đạt được nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực, luôn được cấp trên đánh giá là một trong những xã có nhiều phong trào dẫn đầu của tỉnh nói chung và của huyện Yên Định nói riêng.

 


LỜI NÓI ĐẦU

Yên Trường là một xã nằm ở phía tây bắc của huyện Yên Định, tuy là xã không có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên, xã hội nhưng với truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình trong mọi hoàn cảnh nên Yên Trường đã đạt được nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực, luôn được cấp trên đánh giá là một trong những xã có nhiều phong trào dẫn đầu của tỉnh nói chung và của huyện Yên Định nói riêng.

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Yên Trường đã tích cực tham gia các tổ chức, cùng với nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiếp bước vào cuộc trưởng kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trải qua các cuộc đấu tranh, nhân dân Yên Trường đã đóng góp một phần công sức của mình làm nên bao chiến tích, ghi thêm vào truyền thống lịch sử vẻ vang của quê hương. Trong niềm tự hào chung của cả dân tộc, nhân dân xã Yên Trường có niềm tự hào riêng vì trong cuộc chiến đấu đó, nhiều người con xã Yên Trường đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, để đến ngày 21-12-1953, Chi bộ Đảng xã Yên Trường được thành lập, đánh dấu một bước trưởng thành mới của phong trào cách mạng trong xã, tiếp tục lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng quê hương. Năm 1961, do đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng hợp tác hoá và sản xuất nông nghiệp, Hợp tác xã Yên Trường được Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa tuyên dương và công nhận "Hợp tác xã Yên Trường là Đại Phong" – đơn vị dẫn đầu của ngành nông nghiệp tỉnh. Với những thành tích đã đạt được, tháng 3-1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về huyện Yên Định và làm việc tại Yên Trường. Đặc biệt ngày 11-12-1961, nhân dân Yên Trường được đón Bác Hồ về thăm. Tiếp đó, ngày 23-12-1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã về thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ xã, trò chuyện với cán bộ và nhân dân trong xã. Đây là niềm vinh dự, niềm tự hào lớn lao của cán bộ, đảng viên và nhân dân Yên Trường trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1975, đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Yên Trường lại hàng say lao động, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ xã Yên Trường luôn xác định việc tổng kết thực tiễn, giáo dục truyền thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Trên cơ sở đó, cùng với việc thực hiện Chỉ thị số 15 (ngày 28-8-2002) của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trương của Huyện ủy Yên Định về việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Yên Trường

khóa XXXIII (nhiệm kỳ 2010-2015) ra Nghị quyết về công tác nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn, xuất bản cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ xã Yên Trường 1953-2010"

Việc biên soạn và xuất bản cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Yên Trường 1953-2010" còn là việc làm thể hiện sự tri ân đến những người đã ngã xuống vì nền độc lập của đất nước, những cán bộ, đảng viên đã đóng góp bao công sức để xây dựng xã Yên Trường tươi đẹp hôm nay. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hôm nay và mai sau tự hào về truyền thống cách

mạng của Đảng bộ và nhân dân trong xã, tiếp tục phát huy tiềm năng lợi thể, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn sách, Ban Chấp hành Đảng bộ xã luôn nhận được sự quan tâm của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Định, sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí đảng viên, các đồng chí lão thành cách mạng và toàn thể nhân dân trong xã. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quả trình biên soạn do nguồn tư liệu bị thất lạc hoặc không

còn, các nhân chúng lịch sử cũng không được đầy đủ nên cuốn sách không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung và xây dựng của các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Yên Trường cùng bạn đọc gần xa để lần tái bản sau, cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.

                        T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ

Bí thư

 

                  Đàm Quang Thường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương I

YÊN TRƯỜNG - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI

VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA

 

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỪNG ĐẤT YÊN TRƯỜNG

Yên Trường nằm ở phía tây bắc của huyện Yên Định, phía bắc giáp sông Mã (bên bờ bắc sông Mã là huyện Vĩnh Lộc), phía nam giáp xã Yên Bái và một phần xã Yên Hùng, phía dông giáp xã Yên Phong, phía tây giáp xã Yên Thọ và một phần xã Yên Trung.

Yên Trường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chính: mùa hè nắng nóng, mưa nhiều và có gió tây khô nóng, mùa đông lạnh, hanh khô và hay có sương muối. Xen giữa hai mùa hạ và mùa đông là mùa thu thường hay bão lụt, mùa xuân là mùa chuyển tiếp từ đông sang hè hay có mưa phùn. Mặc dù, có những đặc điểm chung với khí hậu của tỉnh Thanh Hóa nhưng Yên Trường nói riêng và huyện Yên Định nói chung vẫn mang những nét riêng cụ thể:

Nhiệt độ không khí bình quân là 23,3°c, nhiệt độ mùa hè trung bình là 25oc (vào các tháng 5,6, 7, 8, có thời điểm nắng nóng lên tới 41,l°c. Vào các tháng 5, 6, 7 thường có gió tây nam khô nóng thổi về)

Nhiệt độ trung bình thấp khoảng 20°c vào các tháng 12 và tháng 1,2 năm sau. Vào những ngày có sương muối, mưa phùn gió bắc thổi về, có lúc nhiệt độ hạ xuống mức 4,l°c vào cuối tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Biên độ chênh lệnh ngày và đêm cách nhau 6,4°c.

Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%, trung bình cao tuyệt đối là 89%, trung bình thấp tuyệt đối là 50%.

Hệ thống thủy văn của xã khá dồi dào, nguồn nước ngọt lấy từ sông Mã và những con kênh nhỏ qua các trạm bơm cùng với hệ thống ao hồ trong xã, đem lại nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm, qua hệ thống giếng khơi của các hộ gia đình và nguồn nước mưa qua các bể chửa. Những năm gần đây, một số hộ dân đã được sử dụng nước máy.

Diện tích mặt nước ở ao hồ được tận dụng để nuôi cá, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện đời sống của nhân dân.

Nguồn tài nguyên chính của xã Yên Trường là đất đai với tổng diện tích tự nhiên của xã là 364,83ha; trong đó diện tích đất canh tác là 257,64ha.

Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn xã có 1.303 hộ gồm 4.468 khẩu, xã có 2 làng chia thành 6 thôn, người dân sống bằng sản xuất chính là nông nghiệp và kinh doanh thương nghiệp dịch vụ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ 26,06%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 10,07%, dịch vụ chiếm 53,07%.

Công tác văn hón giáo dục, y tế luôn được Đảng bộ xã quan tâm, đầu tư cả về chất và lượng. Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nên xã có 3 trường đạt chuẩn Quốc gia, trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bức tranh nông thôn trên quê hương Yên Trường đã thực sự được khởi sắc. Nhân dân trong xã hăng hái tham gia lao động sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phái triển, nhân dân ra sức thi đua xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo ... Với sự hỗ trợ của khoa học - kỹ thuật tiến bộ, nông nghiệp được cải tiến, thực hiện thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn thay đổi phương thức làm ăn kém hiệu quả trước đây, phát triển kinh tế ngày càng đa dạng với nhiều ngành nghề. Nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội của nhân dân có bước chuyển biến rõ rệt về chất. Những ngôi nhà mái ngói, nhà cao tầng thay thế cho những nhà tranh, vách đất, cuộc sống của người dân đầy đủ, ấm no... Nhân dân phấn khởi, hăng hái chăm lo xây dựng cuộc sống mới.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG XÃ YÊN TRƯỜNG, TRUYN THNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG

1. Quá trình hình thành làng Yên Trung

Yên Định là vùng đất cổ được hình thành từ lâu đời - vùng đất thuộc huyện Yên Định ngày nay được hình thành khá sớm trong lịch sử. Thời kỳ nước Văn Lang, huyện Yên Định thuộc quận Cửu Chân, đến thời Lê Thánh Tông huyện Yên Định thuộc phủ Thiệu Thiên. Thời Nguyễn năm Minh Mạng thứ 12 (1831) Thanh Hóa lúc này còn gọi là trấn Thanh Hoa đến năm Thiệu Trị thứ 1 (1841) đổi là tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa thời Nguyễn gồm 4 phủ 20 huyện châu trong đó có phủ Thiệu Thiên, vùng Yên Đnh thời kỳ này thuộc phủ Thiệu Thiên.

Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các  tỉnh từ Nghệ An trở ra) thì huyện Yên Định có 8 tổng, 104 xã, thôn, trang. Trong đó, 2 làng Thạc Quả và Lựu Khê thuộc xã Yên Trường ngày nay trước kia thuc tổng Bái Nguyễn.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, 4 làng Tam Đa (Bạch Đa), làng Lý Nhân (thuộc tổng Bái Nguyễn), Phượng Lai, Thị Thư (thuộc tổng Trịnh Xá) Tam Đa, làng Thạc Quả và làng Lựu Khê hợp thành xã Long Sơn. Đến năm 1948, làng Lựu Khê thuộc về xã Yên Thọ. Làng thạc Quả cùng với làng Lý Nhân sáp nhập thành xã Yên Phong.

Tháng 10-1953, xã Yên Trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất các làng Thạc Ọuả và Lựu Khê, H Bái. Đến năm 1955, làng Hổ Bái tách ra, thành lập xã Yên Bái. Từ năm 1955, xã Yên Trường ổn định tên gọi và gm 2 làng cho đến ngày nay.

Làng Thạc Quả

Làng Thạc Quả có tên nôm là làng Kiểu. Đầu thế kỷ XIX đến đời vua Minh Mệnh (1836), làng có tên là Hoa Cảo thuộc tổng Bái Nguyễn, huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Từ năm 1863, thôn Hoa Cảo đổi tên thành làng Thạc Quả vì kiêng đồng âm chữ Cảo (biệt húy của vua Gia Long). Đến đời vua Đồng Khánh (1885- 1888) đổi là Thạc Quả cho đến ngày nay.

Phía bắc làng giáp sông Mã, bên kia bờ sông Mã là làng Phê Bình (xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc). Phía nam giáp làng Lựu Khê, phía đông giáp làng Lý Nhân (xã Yên Phong), phía tây giáp làng Tu Mục (xã Yên Thọ).

Theo truyền thuyết lưu lại từ đời này sang đời khác và qua lời kể của các cụ cao niên trong làng, căn cứ vào Thần phả bng chữ Hán có niên hiệu Hồng Phúc và Tộc phả của hai dòng họ Đoàn Trọng và Trịnh Gia. Căn cứ vào 2 sắc phong thời Trần và thời Nguyễn cũng như một số hiện vật lịch sử còn để lại. Hai dòng họ về làng Thạc Quả khai hoang, lập ấp sớm nhất là dòng họ Đoàn Trọng và Trịnh Gia. Dòng họ Đoàn Trọng về đây lúc đầu định cư ở vùng Phe Bắn (sau này còn gọi là cánh đồng cồn Bắn) nằm ở phía tây núi Long Sơn[1]. Dòng họ Trịnh gia, khi về đây định cư ở vùng Phe Sày (sau này gọi là Vườn Sày)[2]. Hai dòng họ về đây sinh sống ở hai vùng cách nhau bởi núi Long Sơn (chừng 300-500m đường chim bay). Thời ấy Long Sơn còn rậm rạp, thấy bất lợi cho sản xuất và sinh sống, hai dòng họ đã v cùng ở phía nam bờ sông Mã. đây, hai dòng họ cùng làm ăn sinh sống, sau đó dần dần mở rộng thêm đt đai, giao lưu quan hệ, dân cư ngày càng đông đúc hơn nên về sau có nhiều dòng họ khác cùng đến để lập nghiệp như họ Nguyễn, họ Lê, họ Phạm…

Làng có chùa Linh Cảnh[3] được xây dựng vào thời nhà Lý (khoảng thế kỷ XI) ở phía đông bắc núi Long Sơn. Chùa nằm ở lưng chùng núi, cách chân núi theo chiu dốc khoảng 30m.

Làng còn có Nghè giữa, nằm ở chân núi Long Sơn và trên ghnh Kiểu. Truyền thuyết kể rằng, thời nhà Trần, vua Trần Cảnh có con gái là Bạch Mã Công chúa kết duyên cùng với Trương Công Mỹ[4] sống gần Linh Cảnh tự. Lúc ấy giặc Nguyên sang xâm chiếm bờ cõi nước ta, vi lòng yêu nước sâu nặng, ông Trương Công Mỹ cùng vợ đã vung gươm th cùng quyết chiến thng giặc Nguyên. Cuộc chiến đấu ngoan cường của ông bà đã lập nên bao chiến công hiển hách, ông bà mất vào ngày 10-1 (Âm lịch). Vua Trần đã truy phong chức tước cho hai ông bà và truyền cho dân lập đền thờ. Vua đã miễn binh lương cho cho vùng này trong vòng 8 năm và cấp cho 300 quan tiền đ xây dựng đền thờ để tưng nhớ công lao của ông bà. Đn thờ đó ngày nay gọi là Nghè giữa.

Hàng năm, lễ hội Nghè ông, Nghè bà được tổ chức vào 15-1 (Âm lịch). Ngày nay, Nghè được S văn hóa - thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử văn hóa cấp Tnh.

Bên cạnh đó, làng còn có phủ Kiểu, phủ được xây dựng ở chân núi Kiểu, phủ thờ Thành Quốc Công Linh ứng Thượng Đẳng Thần. Phủ thường được tổ chức lễ hội vào ngày 6-4 (Âm lịch) hàng năm.

Dân làng Thạc Quả có truyền thống yêu nước nồng nàn, sut trong quá trình hình thành và phát trin, không biết bao lần người dân đứng lên đuổi giặc giữ làng, giữ nước. Khi được Đảng Cộng sản Việt Nam giác ngộ và lãnh đạo, nhân dân đứng lên theo Đảng làm cách mạng với sự ra đời của hi “Ái hữu”, sau đó cùng với nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại giành chính quyền về tay nhân dân.

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân làng Thạc Quả vừa tích cực sản xuất, chiến đấu, đóng góp sức người sức của cho công cuộc cách mạng nước nhà. Hòa binh lập lại nhất là sau công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng, dân làng Thạc Quả lại thi đua sản xuất, phát trin kinh tế, xây dng quê hương ngày một khang trang, giàu đẹp. Ngày nay, nhan dân làng Thạc Quả tích cực lao động sản xut, làm giàu cho quê hương, đất nước. Tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hi dân chủ, công bàng, văn minh”.

Làng Lựu Khê

Ngày nay, làng Lựu Khê phía bắc giáp xã Yên Th phía đông giáp làng Kiểu và xã Yên Phong, phía nam giáp xã Yên Hùng và một phn làng H Bái, phía tây giáp xã Yên Trung và làng Hổ Bái.

Căn cứ vào tộc phả của họ Đoàn Trọng và Trnh Gia thì làng Lựu Khê ngày xưa có tên là “Ba thôn kẻ Dãy bảy thôn kẻ Mau”. Ba thôn “kẻ Dãy” là do ba nhóm người ở Quảng Mãi Chay, làng và cửa dãy hình thành[5], bảy thôn “kẻ Mau" là nhóm người ở bờ đông Cựu Mã giang[6]. Trong thời phong kiến, Lựu Khê là một thôn ca tng Bái Nguyễn, huyện Yên Định, ph Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Đời vua Đồng Khánh ghi rõ là xã Lựu Khê tổng Bái Châu, huyện Yên Định, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Một trong những dòng họ đầu tiên đến sống ở Lựu Khê có 3 dòng họ Trịnh từ làng Bồng (Vĩnh Hùng - Vĩnh Lộc) chuyển đến. Chi thứ nhất (họ Trịnh Hữu) vào Bùi Hạ, Yên Phú, chi thứ hai và thứ 3 vào làng Lựu Khê và các dòng họ khác đến sinh sống tại làng.

Làng có 2 nghè, 1 nghè thờ Dương Cảnh Thần hoàng trung dẳng thần, còn nghè Bà thờ Phương Dong phu nhân (dây là các tướng dưới thời Trần). Ngoài ra, làng còn có 1 chùa, ở trước có một cái giếng nước trong mát, 1 ngôi đình lớn để dân làng hội tụ các ngày lễ, tết. Tuy nhiên, trong chiến tranh hai nghè và làng đã bị phá dỡ nên thần phả, sắc phong và những dấu tích cũ không còn. Nhưng bằng sự nỗ lực và cố gắng của nhân dân trong làng nên các di tích trên đã được phục dựng và trùng tu tôn tạo, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Làng có 2 lệ lớn trong năm: lệ thứ nhất từ ngày 7 đến ngày rằm tháng Giêng, lệ thứ hai là lệ đánh chuột vào ngày 10-10 âm lịch. Hàng năm, cứ vào 2 dịp lệ lớn, dân làng cùng nhân dân trong xã, xã bạn tụ tập rất đông vui, náo nhiệt.

Thời thực dân phong kiến, nhân dân làng Lựu Khê vô cùng cực khổ, đói rét và thất học. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dân làng đứng lên theo Đảng làm cách mạng với sự ra đời của tổ chức Việt Minh vào tháng 7-1945. Dưới sự lãnh dạo của Đảng, dân làng ra sức sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được nâng lên. Dân làng Lựu Khê càng ý thức dược nhiệm vụ phải bảo vệ được chính quyền cách mạng.

Từ nhiều thế hệ dân làng Lựu Khê phát huy tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm. Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chốngMỹ cứu nước, nhân dân làng Lựu Khê hăng hái đóng góp sức người, sức của cho tuyền tuyến. Đất nước thống nhất nhân dân làng lại hăng hái thi đua sản xuất. Năm 1998 khai trương xây dựng làng văn hoá, năm 2001 làng vinh dự được công nhận Làng văn hoá cấp tỉnh.

2. Truyền thống lịch sử, văn hoá

Truyền thống văn hoá: Nhân dân Yên Trường có đời sống văn hóa tinh thần thần rất phong phú, đặc biệt là văn hoá tâm linh với việc xây dựng các công trình văn hoá như nghè, đình, chùa, phủ … Trải qua bao thang trầm lịch sử, những biến động của xã hội, những dấu tích văn hoá, lịch sử của cha ông còn được lưu giữ ở Yên Trường là minh chứng cụ thể sinh động cho bề dày văn hoá và đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đền thơ Trương Công Mỹ được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh và Đài tưởng niệm liệt sỹ, Di tích Bác Hồ được xếp hạng là Di tích câp Quốc gia.

Song song với đời sống văn hóa tâm linh, người dân Yên Trường rất quan tâm đến đời sống văn hóa như sinh hoạt lễ hội. Lễ hội của người dân Yên Trường được đúc kết trong quá trình lịch sử lâu dài và là niềm tự hào của cả cộng đồng, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Hàng năm, cứ đến dịp lễ hội, dù làm ăn ở nơi đâu những người con Yên Trường cũng đều nô nức trở vê quê hương tham gia. Trong không khí rộn ràng, náo nhiệt và thiêng liêng của lễ hội, tình cảm gắn bó, gắn kết cộng đồng càng trở nên khăng khít hơn bao giờ hết.

Cũng như nhiều vùng quê khác, người dân Yên Trường còn thờ cúng các vị thần, các anh hùng dân tộc, thờ cúng tổ tiên trong các đình, đền, miếu, nghè, phủ... Điều đó thể hiện nét đẹp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn ” của người dân.

Truyền thống đoàn kết, tương trợ: Người dân Yên Trường vốn có truyền thống đoàn kết, đặc tính này là một thứ tài sản vô giá giúp nhân dân Yên Trường vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Từ khi đến chinh phục vừng đất này, người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, điều đó khiến họ phải chung sức, chung lòng khai phá đất đai, săn đuổi hổ báo, tạo lập cuộc sống. Trải qua nhiều thế kỷ, phải luôn chống chọi với thiên tai, địch họa, truyền thống đoàn kết như càng được nhân lên khi giúp người dản Yên Trường vững vàng trong mọi hoàn cảnh.

Truyền thống lao động, sáng tạo: Sinh tồn và phát triển trên vùng đất nhiều thiên tai địch họa, các thế hệ người dân Yên Trường đã sớm hình thành nên truyền thống lao động cần cù, đất đai khó cải tạo, người dân Yên Trường phải một nắng hai sương, cần cù lao động đê chăm lo tạo dựng cuộc sống.

Truyền thống hiếu học: Tuy cuộc sống người dân Yên Trường xưa và nay còn rất nhiều khăn nhưng là vùng có truyền thống hiếu học, nên việc học hành được coi trọng khuyến khích. Ngày nay, phát huy truyền thống hiếu học của ông cha, các thế hệ học sinh Yên Trường vượt lên mọi khó khăn để đến trường, tiếp thu những tri thức của nhân loại để xây dựng quê hương, đất nước.

Truyền thống yêu nước, chống  giặc ngoại xâm: Nhân dân Yên Trường vống có truyên thống yêu nước nồng nàn. Từ cổ chí kim, mỗi khi đất nước có hoạ xâm lăng thì người dân Yên Trường qua các thế hệ nối tiếp nhau, sát cánh cùng quân đội triều đình đánh giặc giữ nước, giữ nhà, mưu cầu cuộc sống bình yên.

Nhân dân Yên Trường rất tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, vì độc lập tự do của dân tộc. Những truyền thống đó là di sản quý báu in đậm trong tiềm thức của người dân Yên Trườmg. Truyền thống đó đã được phát huy khi Đảng Cộng sân Việt Nam ra đời và lãnh đạo, tạo thành sức mạnh lật đổ chế độ thực dân, phong kiến tay sai, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

                                                                                                                                                                                                                               BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG UỶ XÃ YÊN TRƯỜNG
                                                                                              Thuytx.yentruong sưu tầm

Nhấn đúp vào đây để xem đầy đủ cuốn sách
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ YÊN TRƯỜNG.pdf

 

 



Chú thích:


1.Ngày nay, nơi đây thuộc khu vực dân cư đội 6.

2. Ngày nay, nơi đây thuộc khu vực dân cư đội 9.

3. Chùa Linh Cảnh sau được đổi tên thành Hồng Ân tự.

4. Trương Công Mỹ sinh ngày 10-2 năm Mậu Thân thời nhà Trần. Quê ông ở trang Vĩnh Niên, huyện Quỳnh Côi, phủ Thái Bình, trấn Nam Sơn Thượng.

5.      Địa danh này ngày nay thuộc phạm vi đất canh tác của làng Lựu Khê, đó là từ Đồng Giếng quán trở vào giáp Yên Hùng.

6.      Địa danh này ngày nay là khu đất Bến bản thuộc làng Lựu Khê..

TẢI TOÀN BỘ CUÓN SÁCH TẠI ĐÂY:     chương I.docx              LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ YÊN TRƯỜNG.pdf



YÊN TRƯỜNG NHỚ NGÀY BÁC VỀ THĂM.jpg

TRUNG TÂM VĂN HOÁ XÃ YÊN TRƯỜNG.jpg

12.11.1961.jpg

TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN TRƯỜNG.jpg


 

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ YÊN TRƯỜNG 1953-2010

Đăng lúc: 03/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

Yên Trường là một xã nằm ở phía tây bắc của huyện Yên Định, tuy là xã không có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên, xã hội nhưng với truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình trong mọi hoàn cảnh nên Yên Trường đã đạt được nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực, luôn được cấp trên đánh giá là một trong những xã có nhiều phong trào dẫn đầu của tỉnh nói chung và của huyện Yên Định nói riêng.

 


LỜI NÓI ĐẦU

Yên Trường là một xã nằm ở phía tây bắc của huyện Yên Định, tuy là xã không có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên, xã hội nhưng với truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình trong mọi hoàn cảnh nên Yên Trường đã đạt được nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực, luôn được cấp trên đánh giá là một trong những xã có nhiều phong trào dẫn đầu của tỉnh nói chung và của huyện Yên Định nói riêng.

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Yên Trường đã tích cực tham gia các tổ chức, cùng với nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiếp bước vào cuộc trưởng kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trải qua các cuộc đấu tranh, nhân dân Yên Trường đã đóng góp một phần công sức của mình làm nên bao chiến tích, ghi thêm vào truyền thống lịch sử vẻ vang của quê hương. Trong niềm tự hào chung của cả dân tộc, nhân dân xã Yên Trường có niềm tự hào riêng vì trong cuộc chiến đấu đó, nhiều người con xã Yên Trường đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, để đến ngày 21-12-1953, Chi bộ Đảng xã Yên Trường được thành lập, đánh dấu một bước trưởng thành mới của phong trào cách mạng trong xã, tiếp tục lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng quê hương. Năm 1961, do đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng hợp tác hoá và sản xuất nông nghiệp, Hợp tác xã Yên Trường được Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa tuyên dương và công nhận "Hợp tác xã Yên Trường là Đại Phong" – đơn vị dẫn đầu của ngành nông nghiệp tỉnh. Với những thành tích đã đạt được, tháng 3-1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về huyện Yên Định và làm việc tại Yên Trường. Đặc biệt ngày 11-12-1961, nhân dân Yên Trường được đón Bác Hồ về thăm. Tiếp đó, ngày 23-12-1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã về thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ xã, trò chuyện với cán bộ và nhân dân trong xã. Đây là niềm vinh dự, niềm tự hào lớn lao của cán bộ, đảng viên và nhân dân Yên Trường trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1975, đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Yên Trường lại hàng say lao động, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ xã Yên Trường luôn xác định việc tổng kết thực tiễn, giáo dục truyền thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Trên cơ sở đó, cùng với việc thực hiện Chỉ thị số 15 (ngày 28-8-2002) của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trương của Huyện ủy Yên Định về việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Yên Trường

khóa XXXIII (nhiệm kỳ 2010-2015) ra Nghị quyết về công tác nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn, xuất bản cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ xã Yên Trường 1953-2010"

Việc biên soạn và xuất bản cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Yên Trường 1953-2010" còn là việc làm thể hiện sự tri ân đến những người đã ngã xuống vì nền độc lập của đất nước, những cán bộ, đảng viên đã đóng góp bao công sức để xây dựng xã Yên Trường tươi đẹp hôm nay. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hôm nay và mai sau tự hào về truyền thống cách

mạng của Đảng bộ và nhân dân trong xã, tiếp tục phát huy tiềm năng lợi thể, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn sách, Ban Chấp hành Đảng bộ xã luôn nhận được sự quan tâm của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Định, sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí đảng viên, các đồng chí lão thành cách mạng và toàn thể nhân dân trong xã. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quả trình biên soạn do nguồn tư liệu bị thất lạc hoặc không

còn, các nhân chúng lịch sử cũng không được đầy đủ nên cuốn sách không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung và xây dựng của các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Yên Trường cùng bạn đọc gần xa để lần tái bản sau, cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.

                        T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ

Bí thư

 

                  Đàm Quang Thường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương I

YÊN TRƯỜNG - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI

VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA

 

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỪNG ĐẤT YÊN TRƯỜNG

Yên Trường nằm ở phía tây bắc của huyện Yên Định, phía bắc giáp sông Mã (bên bờ bắc sông Mã là huyện Vĩnh Lộc), phía nam giáp xã Yên Bái và một phần xã Yên Hùng, phía dông giáp xã Yên Phong, phía tây giáp xã Yên Thọ và một phần xã Yên Trung.

Yên Trường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chính: mùa hè nắng nóng, mưa nhiều và có gió tây khô nóng, mùa đông lạnh, hanh khô và hay có sương muối. Xen giữa hai mùa hạ và mùa đông là mùa thu thường hay bão lụt, mùa xuân là mùa chuyển tiếp từ đông sang hè hay có mưa phùn. Mặc dù, có những đặc điểm chung với khí hậu của tỉnh Thanh Hóa nhưng Yên Trường nói riêng và huyện Yên Định nói chung vẫn mang những nét riêng cụ thể:

Nhiệt độ không khí bình quân là 23,3°c, nhiệt độ mùa hè trung bình là 25oc (vào các tháng 5,6, 7, 8, có thời điểm nắng nóng lên tới 41,l°c. Vào các tháng 5, 6, 7 thường có gió tây nam khô nóng thổi về)

Nhiệt độ trung bình thấp khoảng 20°c vào các tháng 12 và tháng 1,2 năm sau. Vào những ngày có sương muối, mưa phùn gió bắc thổi về, có lúc nhiệt độ hạ xuống mức 4,l°c vào cuối tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Biên độ chênh lệnh ngày và đêm cách nhau 6,4°c.

Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%, trung bình cao tuyệt đối là 89%, trung bình thấp tuyệt đối là 50%.

Hệ thống thủy văn của xã khá dồi dào, nguồn nước ngọt lấy từ sông Mã và những con kênh nhỏ qua các trạm bơm cùng với hệ thống ao hồ trong xã, đem lại nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm, qua hệ thống giếng khơi của các hộ gia đình và nguồn nước mưa qua các bể chửa. Những năm gần đây, một số hộ dân đã được sử dụng nước máy.

Diện tích mặt nước ở ao hồ được tận dụng để nuôi cá, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện đời sống của nhân dân.

Nguồn tài nguyên chính của xã Yên Trường là đất đai với tổng diện tích tự nhiên của xã là 364,83ha; trong đó diện tích đất canh tác là 257,64ha.

Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn xã có 1.303 hộ gồm 4.468 khẩu, xã có 2 làng chia thành 6 thôn, người dân sống bằng sản xuất chính là nông nghiệp và kinh doanh thương nghiệp dịch vụ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ 26,06%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 10,07%, dịch vụ chiếm 53,07%.

Công tác văn hón giáo dục, y tế luôn được Đảng bộ xã quan tâm, đầu tư cả về chất và lượng. Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nên xã có 3 trường đạt chuẩn Quốc gia, trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bức tranh nông thôn trên quê hương Yên Trường đã thực sự được khởi sắc. Nhân dân trong xã hăng hái tham gia lao động sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phái triển, nhân dân ra sức thi đua xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo ... Với sự hỗ trợ của khoa học - kỹ thuật tiến bộ, nông nghiệp được cải tiến, thực hiện thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn thay đổi phương thức làm ăn kém hiệu quả trước đây, phát triển kinh tế ngày càng đa dạng với nhiều ngành nghề. Nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội của nhân dân có bước chuyển biến rõ rệt về chất. Những ngôi nhà mái ngói, nhà cao tầng thay thế cho những nhà tranh, vách đất, cuộc sống của người dân đầy đủ, ấm no... Nhân dân phấn khởi, hăng hái chăm lo xây dựng cuộc sống mới.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG XÃ YÊN TRƯỜNG, TRUYN THNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG

1. Quá trình hình thành làng Yên Trung

Yên Định là vùng đất cổ được hình thành từ lâu đời - vùng đất thuộc huyện Yên Định ngày nay được hình thành khá sớm trong lịch sử. Thời kỳ nước Văn Lang, huyện Yên Định thuộc quận Cửu Chân, đến thời Lê Thánh Tông huyện Yên Định thuộc phủ Thiệu Thiên. Thời Nguyễn năm Minh Mạng thứ 12 (1831) Thanh Hóa lúc này còn gọi là trấn Thanh Hoa đến năm Thiệu Trị thứ 1 (1841) đổi là tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa thời Nguyễn gồm 4 phủ 20 huyện châu trong đó có phủ Thiệu Thiên, vùng Yên Đnh thời kỳ này thuộc phủ Thiệu Thiên.

Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các  tỉnh từ Nghệ An trở ra) thì huyện Yên Định có 8 tổng, 104 xã, thôn, trang. Trong đó, 2 làng Thạc Quả và Lựu Khê thuộc xã Yên Trường ngày nay trước kia thuc tổng Bái Nguyễn.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, 4 làng Tam Đa (Bạch Đa), làng Lý Nhân (thuộc tổng Bái Nguyễn), Phượng Lai, Thị Thư (thuộc tổng Trịnh Xá) Tam Đa, làng Thạc Quả và làng Lựu Khê hợp thành xã Long Sơn. Đến năm 1948, làng Lựu Khê thuộc về xã Yên Thọ. Làng thạc Quả cùng với làng Lý Nhân sáp nhập thành xã Yên Phong.

Tháng 10-1953, xã Yên Trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất các làng Thạc Ọuả và Lựu Khê, H Bái. Đến năm 1955, làng Hổ Bái tách ra, thành lập xã Yên Bái. Từ năm 1955, xã Yên Trường ổn định tên gọi và gm 2 làng cho đến ngày nay.

Làng Thạc Quả

Làng Thạc Quả có tên nôm là làng Kiểu. Đầu thế kỷ XIX đến đời vua Minh Mệnh (1836), làng có tên là Hoa Cảo thuộc tổng Bái Nguyễn, huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Từ năm 1863, thôn Hoa Cảo đổi tên thành làng Thạc Quả vì kiêng đồng âm chữ Cảo (biệt húy của vua Gia Long). Đến đời vua Đồng Khánh (1885- 1888) đổi là Thạc Quả cho đến ngày nay.

Phía bắc làng giáp sông Mã, bên kia bờ sông Mã là làng Phê Bình (xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc). Phía nam giáp làng Lựu Khê, phía đông giáp làng Lý Nhân (xã Yên Phong), phía tây giáp làng Tu Mục (xã Yên Thọ).

Theo truyền thuyết lưu lại từ đời này sang đời khác và qua lời kể của các cụ cao niên trong làng, căn cứ vào Thần phả bng chữ Hán có niên hiệu Hồng Phúc và Tộc phả của hai dòng họ Đoàn Trọng và Trịnh Gia. Căn cứ vào 2 sắc phong thời Trần và thời Nguyễn cũng như một số hiện vật lịch sử còn để lại. Hai dòng họ về làng Thạc Quả khai hoang, lập ấp sớm nhất là dòng họ Đoàn Trọng và Trịnh Gia. Dòng họ Đoàn Trọng về đây lúc đầu định cư ở vùng Phe Bắn (sau này còn gọi là cánh đồng cồn Bắn) nằm ở phía tây núi Long Sơn[1]. Dòng họ Trịnh gia, khi về đây định cư ở vùng Phe Sày (sau này gọi là Vườn Sày)[2]. Hai dòng họ về đây sinh sống ở hai vùng cách nhau bởi núi Long Sơn (chừng 300-500m đường chim bay). Thời ấy Long Sơn còn rậm rạp, thấy bất lợi cho sản xuất và sinh sống, hai dòng họ đã v cùng ở phía nam bờ sông Mã. đây, hai dòng họ cùng làm ăn sinh sống, sau đó dần dần mở rộng thêm đt đai, giao lưu quan hệ, dân cư ngày càng đông đúc hơn nên về sau có nhiều dòng họ khác cùng đến để lập nghiệp như họ Nguyễn, họ Lê, họ Phạm…

Làng có chùa Linh Cảnh[3] được xây dựng vào thời nhà Lý (khoảng thế kỷ XI) ở phía đông bắc núi Long Sơn. Chùa nằm ở lưng chùng núi, cách chân núi theo chiu dốc khoảng 30m.

Làng còn có Nghè giữa, nằm ở chân núi Long Sơn và trên ghnh Kiểu. Truyền thuyết kể rằng, thời nhà Trần, vua Trần Cảnh có con gái là Bạch Mã Công chúa kết duyên cùng với Trương Công Mỹ[4] sống gần Linh Cảnh tự. Lúc ấy giặc Nguyên sang xâm chiếm bờ cõi nước ta, vi lòng yêu nước sâu nặng, ông Trương Công Mỹ cùng vợ đã vung gươm th cùng quyết chiến thng giặc Nguyên. Cuộc chiến đấu ngoan cường của ông bà đã lập nên bao chiến công hiển hách, ông bà mất vào ngày 10-1 (Âm lịch). Vua Trần đã truy phong chức tước cho hai ông bà và truyền cho dân lập đền thờ. Vua đã miễn binh lương cho cho vùng này trong vòng 8 năm và cấp cho 300 quan tiền đ xây dựng đền thờ để tưng nhớ công lao của ông bà. Đn thờ đó ngày nay gọi là Nghè giữa.

Hàng năm, lễ hội Nghè ông, Nghè bà được tổ chức vào 15-1 (Âm lịch). Ngày nay, Nghè được S văn hóa - thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử văn hóa cấp Tnh.

Bên cạnh đó, làng còn có phủ Kiểu, phủ được xây dựng ở chân núi Kiểu, phủ thờ Thành Quốc Công Linh ứng Thượng Đẳng Thần. Phủ thường được tổ chức lễ hội vào ngày 6-4 (Âm lịch) hàng năm.

Dân làng Thạc Quả có truyền thống yêu nước nồng nàn, sut trong quá trình hình thành và phát trin, không biết bao lần người dân đứng lên đuổi giặc giữ làng, giữ nước. Khi được Đảng Cộng sản Việt Nam giác ngộ và lãnh đạo, nhân dân đứng lên theo Đảng làm cách mạng với sự ra đời của hi “Ái hữu”, sau đó cùng với nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại giành chính quyền về tay nhân dân.

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân làng Thạc Quả vừa tích cực sản xuất, chiến đấu, đóng góp sức người sức của cho công cuộc cách mạng nước nhà. Hòa binh lập lại nhất là sau công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng, dân làng Thạc Quả lại thi đua sản xuất, phát trin kinh tế, xây dng quê hương ngày một khang trang, giàu đẹp. Ngày nay, nhan dân làng Thạc Quả tích cực lao động sản xut, làm giàu cho quê hương, đất nước. Tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hi dân chủ, công bàng, văn minh”.

Làng Lựu Khê

Ngày nay, làng Lựu Khê phía bắc giáp xã Yên Th phía đông giáp làng Kiểu và xã Yên Phong, phía nam giáp xã Yên Hùng và một phn làng H Bái, phía tây giáp xã Yên Trung và làng Hổ Bái.

Căn cứ vào tộc phả của họ Đoàn Trọng và Trnh Gia thì làng Lựu Khê ngày xưa có tên là “Ba thôn kẻ Dãy bảy thôn kẻ Mau”. Ba thôn “kẻ Dãy” là do ba nhóm người ở Quảng Mãi Chay, làng và cửa dãy hình thành[5], bảy thôn “kẻ Mau" là nhóm người ở bờ đông Cựu Mã giang[6]. Trong thời phong kiến, Lựu Khê là một thôn ca tng Bái Nguyễn, huyện Yên Định, ph Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Đời vua Đồng Khánh ghi rõ là xã Lựu Khê tổng Bái Châu, huyện Yên Định, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Một trong những dòng họ đầu tiên đến sống ở Lựu Khê có 3 dòng họ Trịnh từ làng Bồng (Vĩnh Hùng - Vĩnh Lộc) chuyển đến. Chi thứ nhất (họ Trịnh Hữu) vào Bùi Hạ, Yên Phú, chi thứ hai và thứ 3 vào làng Lựu Khê và các dòng họ khác đến sinh sống tại làng.

Làng có 2 nghè, 1 nghè thờ Dương Cảnh Thần hoàng trung dẳng thần, còn nghè Bà thờ Phương Dong phu nhân (dây là các tướng dưới thời Trần). Ngoài ra, làng còn có 1 chùa, ở trước có một cái giếng nước trong mát, 1 ngôi đình lớn để dân làng hội tụ các ngày lễ, tết. Tuy nhiên, trong chiến tranh hai nghè và làng đã bị phá dỡ nên thần phả, sắc phong và những dấu tích cũ không còn. Nhưng bằng sự nỗ lực và cố gắng của nhân dân trong làng nên các di tích trên đã được phục dựng và trùng tu tôn tạo, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Làng có 2 lệ lớn trong năm: lệ thứ nhất từ ngày 7 đến ngày rằm tháng Giêng, lệ thứ hai là lệ đánh chuột vào ngày 10-10 âm lịch. Hàng năm, cứ vào 2 dịp lệ lớn, dân làng cùng nhân dân trong xã, xã bạn tụ tập rất đông vui, náo nhiệt.

Thời thực dân phong kiến, nhân dân làng Lựu Khê vô cùng cực khổ, đói rét và thất học. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dân làng đứng lên theo Đảng làm cách mạng với sự ra đời của tổ chức Việt Minh vào tháng 7-1945. Dưới sự lãnh dạo của Đảng, dân làng ra sức sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được nâng lên. Dân làng Lựu Khê càng ý thức dược nhiệm vụ phải bảo vệ được chính quyền cách mạng.

Từ nhiều thế hệ dân làng Lựu Khê phát huy tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm. Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chốngMỹ cứu nước, nhân dân làng Lựu Khê hăng hái đóng góp sức người, sức của cho tuyền tuyến. Đất nước thống nhất nhân dân làng lại hăng hái thi đua sản xuất. Năm 1998 khai trương xây dựng làng văn hoá, năm 2001 làng vinh dự được công nhận Làng văn hoá cấp tỉnh.

2. Truyền thống lịch sử, văn hoá

Truyền thống văn hoá: Nhân dân Yên Trường có đời sống văn hóa tinh thần thần rất phong phú, đặc biệt là văn hoá tâm linh với việc xây dựng các công trình văn hoá như nghè, đình, chùa, phủ … Trải qua bao thang trầm lịch sử, những biến động của xã hội, những dấu tích văn hoá, lịch sử của cha ông còn được lưu giữ ở Yên Trường là minh chứng cụ thể sinh động cho bề dày văn hoá và đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đền thơ Trương Công Mỹ được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh và Đài tưởng niệm liệt sỹ, Di tích Bác Hồ được xếp hạng là Di tích câp Quốc gia.

Song song với đời sống văn hóa tâm linh, người dân Yên Trường rất quan tâm đến đời sống văn hóa như sinh hoạt lễ hội. Lễ hội của người dân Yên Trường được đúc kết trong quá trình lịch sử lâu dài và là niềm tự hào của cả cộng đồng, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Hàng năm, cứ đến dịp lễ hội, dù làm ăn ở nơi đâu những người con Yên Trường cũng đều nô nức trở vê quê hương tham gia. Trong không khí rộn ràng, náo nhiệt và thiêng liêng của lễ hội, tình cảm gắn bó, gắn kết cộng đồng càng trở nên khăng khít hơn bao giờ hết.

Cũng như nhiều vùng quê khác, người dân Yên Trường còn thờ cúng các vị thần, các anh hùng dân tộc, thờ cúng tổ tiên trong các đình, đền, miếu, nghè, phủ... Điều đó thể hiện nét đẹp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn ” của người dân.

Truyền thống đoàn kết, tương trợ: Người dân Yên Trường vốn có truyền thống đoàn kết, đặc tính này là một thứ tài sản vô giá giúp nhân dân Yên Trường vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Từ khi đến chinh phục vừng đất này, người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, điều đó khiến họ phải chung sức, chung lòng khai phá đất đai, săn đuổi hổ báo, tạo lập cuộc sống. Trải qua nhiều thế kỷ, phải luôn chống chọi với thiên tai, địch họa, truyền thống đoàn kết như càng được nhân lên khi giúp người dản Yên Trường vững vàng trong mọi hoàn cảnh.

Truyền thống lao động, sáng tạo: Sinh tồn và phát triển trên vùng đất nhiều thiên tai địch họa, các thế hệ người dân Yên Trường đã sớm hình thành nên truyền thống lao động cần cù, đất đai khó cải tạo, người dân Yên Trường phải một nắng hai sương, cần cù lao động đê chăm lo tạo dựng cuộc sống.

Truyền thống hiếu học: Tuy cuộc sống người dân Yên Trường xưa và nay còn rất nhiều khăn nhưng là vùng có truyền thống hiếu học, nên việc học hành được coi trọng khuyến khích. Ngày nay, phát huy truyền thống hiếu học của ông cha, các thế hệ học sinh Yên Trường vượt lên mọi khó khăn để đến trường, tiếp thu những tri thức của nhân loại để xây dựng quê hương, đất nước.

Truyền thống yêu nước, chống  giặc ngoại xâm: Nhân dân Yên Trường vống có truyên thống yêu nước nồng nàn. Từ cổ chí kim, mỗi khi đất nước có hoạ xâm lăng thì người dân Yên Trường qua các thế hệ nối tiếp nhau, sát cánh cùng quân đội triều đình đánh giặc giữ nước, giữ nhà, mưu cầu cuộc sống bình yên.

Nhân dân Yên Trường rất tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, vì độc lập tự do của dân tộc. Những truyền thống đó là di sản quý báu in đậm trong tiềm thức của người dân Yên Trườmg. Truyền thống đó đã được phát huy khi Đảng Cộng sân Việt Nam ra đời và lãnh đạo, tạo thành sức mạnh lật đổ chế độ thực dân, phong kiến tay sai, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

                                                                                                                                                                                                                               BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG UỶ XÃ YÊN TRƯỜNG
                                                                                              Thuytx.yentruong sưu tầm

Nhấn đúp vào đây để xem đầy đủ cuốn sách
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ YÊN TRƯỜNG.pdf

 

 



Chú thích:


1.Ngày nay, nơi đây thuộc khu vực dân cư đội 6.

2. Ngày nay, nơi đây thuộc khu vực dân cư đội 9.

3. Chùa Linh Cảnh sau được đổi tên thành Hồng Ân tự.

4. Trương Công Mỹ sinh ngày 10-2 năm Mậu Thân thời nhà Trần. Quê ông ở trang Vĩnh Niên, huyện Quỳnh Côi, phủ Thái Bình, trấn Nam Sơn Thượng.

5.      Địa danh này ngày nay thuộc phạm vi đất canh tác của làng Lựu Khê, đó là từ Đồng Giếng quán trở vào giáp Yên Hùng.

6.      Địa danh này ngày nay là khu đất Bến bản thuộc làng Lựu Khê..

TẢI TOÀN BỘ CUÓN SÁCH TẠI ĐÂY:     chương I.docx              LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ YÊN TRƯỜNG.pdf



YÊN TRƯỜNG NHỚ NGÀY BÁC VỀ THĂM.jpg

TRUNG TÂM VĂN HOÁ XÃ YÊN TRƯỜNG.jpg

12.11.1961.jpg

TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN TRƯỜNG.jpg


 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC