Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
6606

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ YÊN BÁI (1930-2018)

Ngày 17/10/2023 00:00:00

GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Cuốn “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)” Nhân dịp Quốc Khánh 2/9/2019, Đảng bộ xã Yên Bái tổ chức ra mắt cuốn “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)” trước thềm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp lại đơn vị hành chính (Lần thứ 2 xã Yên Bái sáp nhập vào xã Yên Trường)





GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

Cuốn "Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)"
-----------------

 

Nhân dịp Quốc Khánh 2/9/2019, Đảng bộ xã Yên Bái tổ chức ra mắt cuốn “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)” trước thềm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp lại đơn vị hành chính (Lần thứ 2 xã Yên Bái sáp nhập vào xã Yên Trường)

1. Quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn "Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)"

Nhận thức được công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng.

Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của công trình khoa học, cuốn " Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)"

Thứ nhất: Xây dựng Đề tài Lịch sử Đảng bộ xã Yên Bái 1930-2018 để ghi lại những trang sử hào hùng của thế hệ cha ông đi trước để lại, tổng kết lịch sử đấu tranh cách mạng trên quê hương qua các giai đoạn lịch sử. Khẳng định các thành quả phát triển kinh tế - xã hội của quê hương Yên Bái để khẳng định truyền thống cách mạng, xây dựng và phát triển địa phương ngày càng tiến bộ.

Thứ hai: Tổng kết công tác xây dựng Đảng, kịp thời rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh trước thềm Yên bái chúng ta sáp nhập với xã Yên Trường.

Thứ ba: Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu quê hương, đất nước đối với cán bộ, Đảng viên nhân dân địa phương, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau; từ đó nâng cao lòng tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy được các giá trị lịch sử từ ngàn đời nay.

Ngày 29/3/2018, BCH Đảng bộ xã Yên Bái nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 19-NQ/ĐU về việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ xã Yên Bái (1930 - 2018); Thành lập ban chỉ đạo; Ban sưu tầm (gồm các đồng chí ủy viên BCH đảng bộ, các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kỳ, các đồng chí là bí thư các chi bộ trực thuộc, do đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy làm Trưởng ban); Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phổ biến sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị của địa phương làm cơ sở triển khai đề tài.

*Về công tác sưu tầm tư liệu:

Được triển khai theo Tổ sưu tầm và tập hợp tư liệu văn bản và khai thác tư liệu từ các nhân chứng là cán bộ lão thành cách mạng, đảng viên cao tuổi, nhân chứng lịch sử để tập hợp từng sự kiện, những diễn biến lịch sử, các mốc lịch sử quan trọng của địa phương qua nhiều năm đã tổng hợp, biên chép thành một số cuốn tư liệu viết tay thể hiện lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái qua từng giai đoạn lịch sử. Một trong những tài liệu có tính tổng hợp cao là Bản thảo“Lịch sử Đảng bộ xã Yên bái 1930-1995” và cuốn “Địa chí xã Yên Bái” - tuy phát hành chính thức song đây là tập tư liệu có sự sưu tầm công phu của các cán bộ, đảng viên tâm huyết trong xã, là nguồn tư liệu quý, đóng góp nhiều sự kiện, nhiều con người cho việc nghiên cứu, biên soạn công trình Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái 1930-2018 lần này. Đồng thời, các Tổ sưu tầm tư liệu tiếp tục củng cố, bổ sung những tư liệu mới, xác minh cặn kẽ, đối chứng với các tài liệu, nhân chứng lịch sử nhằm hạn chế việc bỏ sót tư liệu...

(ảnh Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Bái, nhiệm kỳ 2015-2020)

Công tác thu thập tư liệu còn được tập hợp từ các ban nghành, đoàn thể chính trị xã hội trong xã, cung cấp đầy đủ tư liệu theo Đề cương hướng dẫn. Hệ thống tư liệu được cung cấp thành nhiều lần; bổ sung, làm rõ kịp thời. Công tác xây dựng tư liệu Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái còn dựa vào hệ thống tư liệu, sử liệu các xã bạn (Yên Thọ, Yên Trường, Yên Trung) đã xuất bản; tư liệu từ Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Định, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ..vv.. để làm cơ sở dẫn luận, đảm bảo phạm vi bao quát.

* Về công tác Nghiên cứu - Biên soạn

Để công tác biên soạn, xuất bản đề tài Lịch sử Đảng bộ xã Yên Bái được đảm bảo yếu tố chuyên môn đạt chuẩn của một công trình lịch sử Đảng bộ cơ sở. Đựơc sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ban Tuyên giao Huyện uỷ, Ban chỉ đạo địa phương đã họp bàn, ký kết hợp đồng phối hợp cùng “Trung tâm nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Công ty cỗ phần đầu tư truyền hình truyền thông VCT Việt Nam” để triển khai công tác nghiên cứu biên soạn.

Trong quá trình triển khai, Ban Biên soạn đã tiếp thu đầy đủ nguồn tư liệu của địa phương qua các bản viết tay từ Ban viết lịch sử Đảng bộ xã, đồng thời phối hợp với Ban chỉ đạo, Ban sưu tầm bổ sung thêm nhiều tư liệu, hoàn chỉnh bản thảo theo bố cục, đề cương đề ra.

* Những khó khăn và kết quả khắc phục:

Nguồn tư liệu còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nguồn tư liệu thành văn có tính pháp lý; nhân chứng lịch sử không còn nhiều; một số tư liệu ghi các kỳ đại hội Đảng bộ trong giai đoạn chiến tranh bị thất lạc...;các thành viên ban chỉ đạo, ban sưu tầm đều là lớp thế hệ cán bộ đi sau nên gặp rất nhiều khó khăn

Trước những khó khăn đó, Ban nghiên cứu - biên soạn đã phối hợp chặt chẽ cùng Ban chỉ đạo và Ban sưu tầm tư liệu tổ chức nhiều buổi làm việc, trao đổi trực tiếp và tổ chức nhiều lần hội thảo, đi sâu vào các thông tin còn chưa rõ ràng và làm rõ hơn những sự kiện lịch sử diễn ra tại địa phương. Thông tin trao đổi dựa trên nhiều nguồn tài liệu thu thập được, kết hợp với lấy ý kiến của các nhân chứng cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ và các đảng viên cao niên và toàn thể đảng viên để đi đến ý kiến thống nhất cao nhất, phù hợp với thực tế lịch sử của địa phương. Trên cơ sở đó, Ban biên soạn tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu, tiến hành biên soạn, chỉnh sửa lại lần cuối cùng và báo cáo về Huyện ủy. Kết quả đã được Hội đồng khoa học huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy thẩm định thông qua tại Văn bản số 27-CV/BTG ngày 19/4/2019. Trên cơ sở đó Ban chỉ đạo phối hợp với đơn vi tư vấn biên soạn đã thống nhất lựa chọn Nhà xuất bản Lao động để in ấn, phát hành xuất bản.

2. Tóm lược, nội dung, bố cục công trình khoa học "Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái giai đoạn (1930-2018)"

Công trình chia thành 3 phần chính gồm:

* Phần nội dung: Gồm Lời giới thiệu, 5 chương và Lời kết.

- Chương I: Nêu khái quát về vùng đất, con người và truyền thống lịch sử, văn hóa của Yên Bái. Trong đó nhấn mạnh đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành làng xã, đặc điểm dân cư và những nét văn hóa của xã nhà.

- Chương II: Nêu bật các sự kiện lịch sử của địa phương trong quá trình chuẩn bị lực lượng, chớp thời cơ và tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945; Phong trào chống thực dân Pháp, xây dựng chính quyền, bảo vệ cách mạng giai đoạn 1945-1954

- Chương III: Sự ra đời "xã Yên Bái" và quá trình lãnh đạo của Chi bộ Đảng - Đảng bộ để nhân dân vừa tích cực sản xuất khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa -xã hội vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, chi viện cho tiền tuyến, giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước 1954-1975.

- Chương IV: Nêu lên vai trò lãnh đạo của Đảng bộ cùng với sự đoàn kết thống nhất, ra sức thi đua lao động sản xuất khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh; tham gia bảo vệ Tổ quốc thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1975-2000, tạo tiền đề vững chắc bước vào thế kỷ 21

- Chương V: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn 2000 - 2010 và những thành tích nổi bật trong xây dựng nông thôn mới 2010 – 2018.

* Phần Phụ lục: gồm 27 Bảng biểu

+ Danh sách các cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa;

+ Danh sách bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính quyền, đoàn thể xã Yên Bái qua các thời kỳ;

+ Danh sách các anh hùng liệt sỹ chống Pháp, chống Mỹ và BVTQ;

+ Danh sách Đảng viên được tặng huy hiệu Đảng;

+ Danh sách con em Yên Bái là cán bộ cấp cao trong LL vũ trang nhân dân;

+ Danh sách con em Yên Bái có hàm là Tiến sỹ trở lên

* Phần phụ bản hình ảnh minh họa:  gồm 3 chủ đề chính:

- Hình ảnh về di tích làng xã về truyền thống lịch sử, văn hóa trên chặng đường lịch sử, phát triển kinh tế, hội nhập nhưng vẫn giữ được các nét văn hóa đặc trưng của một vùng quê thuộc đất Xứ Thanh.

- Hình ảnh về kết cấu hạ tầng, công sở, điện, đường, trường, trạm ... minh họa cho sự phát triển của địa phương trên chặng đường đổi mới, phát triển quê hương, xây dựng nông thôn mới.

- nh chân dung của các đồng chí Bí thư chi bộ, Đảng bộ; các đồng chí Chủ tịch xã qua các thời kỳ.

 

*

*        *

 

Kính thưa đọc giả!

Sau đây chúng tôi xin tóm tắt lịch sử hình thành lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ và Nhân dân Yên Bái (1930-2019)

Làng Hổ Bái, xã Yên Bái, huyện Yên Định là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và truyền thống lịch sử, văn hóa có thể nói là từ rất lâu đời.

Theo thần phả Nghè Hổ Bái thì xã Yên Bái ngày nay có dân cư từ thời Hùng vương Người con trai thứ 11 của Lạc Long Quân, tên là Hợp Lang, giữ tước Lạc Hầu đã chọn vùng đất này làm Giang Đô bên bờ sông và cũng theo thần phả ghi lại, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa (năm 40) có sứ về cầu Thần phù hộ. Khi thắng trận, Hai Bà Trưng về tận nơi này để lễ tạ và liên hoan cùng dân làng. Căn cứ vào liệu lịch sử, tất cả 18 đời vua Hùng, kết thúc giai đoạn Hùng Vương vào năm 257 trước Công nguyên. Như vậy, vùng đất Yên Bái đã có một lịch sử  lâu đời ít ra cũng 25 thế kỷ.

Qua quá trình biến cố của Lịch sử tên làng có sự thay đổi: Tên xưa nhất gọi là Kẻ Mau, Trang Chân Bái, Chân Bái và đến năm 1883 được đổi tên thành Làng Hổ Bái (Lúc này làng được chia thành 6 giáp: Quảng Đại, Phú Đức, Ninh Tự, Yên Đông, Thượng Hòa, Yên Trường)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn dùng tên Làng Hổ Bái thuộc Tổng Đan Nê. Theo Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 huyện Yên Định đã tiến hành kiện toàn chính quyền bỏ đơn vị Tổng, thành lập ra 20 xã, trong đó có xã Quang Trung (gồm xã Yên Thọ, Yên Trung, Yên Bái và làng Lưu Khê xã Yên Trường ngày nay) Làng Hổ Bái 01 Thôn, thuộc xã Quang Trung.

 

(Lễ hội Đền Hổ Bái mùng 9 tháng 2 âm lịch hàng năm)

Cuối năm 1946, địa bàn các xã cần mở rộng để tiện cho việc phục vụ kháng chiến nên xã Quang Trung và Đan Nê hợp thành xã Yên Thọ. - lúc này làng Hổ Bái là 01 Thôn thuộc xã Yên Thọ

Đến tháng 10 năm 1953, xã Yên Thọ lại chia thành 3 xã nhỏ. Xã Yên Thọ mới, xã Yên Trung và Xã Yên Trường (lúc này làng Hổ Bái cùng với Lựu Khê, Thạc Quả thuộc xã Yên Trường).

Đến năm 1955, qua cuộc cách mạng cải cách ruộng đất, làng Hổ Bái được tách ra khỏi xã Yên Trường, thành lập Xã Yên Bái.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, các dấu tích văn hóa, lịch sử của cha ông còn được lưu giữ ở Yên Bái là minh chứng cụ thể, sinh động cho bề dày văn hóa và sức sống bất diệt của con người nơi đây.

Đặc biệt hơn đó là truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Yên Bái được thể hiện rõ nhất qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, truyền thống bất khuất, kiên cường đó ngày càng được hun đúc, tôi luyện. Nhiều thế hệ thanh niên Yên Bái đã đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tình nguyện lên đường chiến đấu vì độc lập, tự do, nhiều người con trong đã chiến đấu hi sinh quên mình, vì dân, vì nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Yên Bái có 426 người đi  bộ đội, 150 người tham gia thanh niên xung phong, 627 người tham gia dân công hỏa tuyến. Trong đó có 115 liệt sĩ, 65 thương bệnh binh… Trong kháng chiến, Yên Bái còn là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, bộ đội miền Nam ra tập kết.

Khi đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhân dân Yên Bái vẫn luôn tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, vì độc lập, tự do của dân tộc. Hiện nay, những truyền thống tốt đẹp đó đang được phát huy có hiệu quả, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh, phát triển mạnh mẽ trên con đường đổi mới và hội nhập. Kết quả đó được Đảng nhà nước ghi nhận và được Chính phủ Tặng Bằng khen năm 2015

*

*        *

 

Tự hào về chặng đường gần 90 năm vĩ đại của Đảng ta và tìm hiểu qua 81 năm lịch sử Đảng bộ Huyện Yên Định thì Yên Bái chúng ta là nơi có phong trào cách mạng khá sớm trong huyện, ngay từ những ngày đầu mới thành lập (10/6/1938) đã có 01 đồng chí trong tổng số 8 đảng viên tham gia thành lập chi bộ đầu tiên của Huyện Yên Định (đồng chí Trịnh Bá Ái – người con Làng Hổ Bái);

Theo Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 của Hội đồng Chính phủ huyện Yên Định đã tiến hành kiện toàn chính quyền bỏ đơn vị Tổng, thành lập ra các xã - theo đó Yên Định thành lập có 20 xã- trong đó có xã Quang Trung (gồm xã Yên Thọ, Yên Trung, Yên Bái và làng Lưu Khê xã Yên Trường ngày nay)

Ngày 20/4/1946 chi bộ Đảng đầu tiên ở xã Quang Trung được thành lập, gồm Trịnh Bá Ái làm Bí thư chi bộ xã Quang trung và 3 đảng viên khác đều là người Làng Hổ Bái (Lưu Vũ Thống, Trịnh Đình Đỉnh, Trịnh Bá Mãn);

Đến cuối năm 1946 thành lập xã Yên Thọ (lúc này Làng Hổ Bái thuộc xã Yên Thọ) để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng bộ máy lãnh đạo được kiện toàn, đồng chí Trịnh Trí Lợi (Làng Hổ Bái) được bầu làm Bí thư chi bộ xã Yên Thọ, đ/c Phạm Tư Chất (làng Đan nê) làm PBT kiêm CTUBHC; đ/c Trịnh Bá Ái (Làng Hổ Bái) làm Chủ nhiệm Việt Minh; và một số đồng chí khác... ( nguồn TL Lịch sử Đảng bộ xã Yên Thọ 1930-2010)

Đến tháng 10/1953 Thành lập xã Yên Trường (làng Hổ Bái – xã Yên Bái  Lưu Khê, Thạc Quả - thuộc xã Yên Trường). Ngày 21/12/1953 bộ máy lãnh đạo được kiện toàn, đồng chí Nguyễn Hữu Kếch (làng Hổ Bái) được bầu làm Bí thư Chi bộ xã Yên Trường, đ/c Trần Văn Bân (xã Yên Trường) bầu làm PBT chi bộ kiêm CTUBHC (các đ/c trong BCH  Lưu Văn Khi (làng Hổ Bái) làm Thường vụ Chi ủy phụ trách công tác đảng, đ/c Mai văn Bàn (làng Hổ Bái) là ủy viên phụ trách bí thư Nông Hội, đ/c Trịnh Đức Ngân (làng Hổ Bái) Ủy viên phụ trách an ninh, đ/c Trịnh Xuân Hiên ủy viên phụ trách Quân sự, đ/c Trịnh Hữu Nha ủy viên phụ trách Mặt trận Liên việt và một số đ/c khác (xã Yên Trường) phụ trách thanh niên, phụ nữ)

Đến đầu năm 1955 huyện Yên Định thực hiện cải cách ruộng đất (vào đợt 3 và đợt 4) Đến tháng 12-1955 cải cách ruộng đất ở Yên Định đã cơ bản hoàn thành.

Qua CCRĐ ngày 9 tháng 10 năm 1955 làng Hổ Bái được tách ra khỏi xã Yên Trường thành lập Xã Yên Bái , để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng đ/c Vũ Thị Lanh được cử làm Bí thư Chi bộ xã Yên Bái, đ/c Lưu Văn Hấp được cử làm Chủ tịch UBHC xã ( các đ/c BCH Trịnh Văn Tọa, Nguyễn Thái Cốc, Hà Thị Thảo, Mai Vũ Tiểu). Lúc này Chi bộ xã Yên Bái có 5 tổ Đảng với 76 đảng viên. Có thể khẳng định phong trào cách mạng ở Làng Hổ Bái có sớm, phát triển mạnh mẽ và có tác động ảnh hưởng lớn trong vùng. Tuy nhiên để chính thức tổ chức cơ sở Đảng với tên riêng "xã Yên Bái" thì chúng ta lại có sau so với Yên trung, Yên Thọ, Yên Trường - do tách ra sau cùng

(Ngày 9/10/1955 chính thức được chọn làm ngày

thành lập Chi bộ Đảng xã Yên Bái)

Năm 1956, thực hiện thư của CT HCM và Nghị quyết 10 của Trung ương Đảng về mở rộng dân chủ và sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất, Yên Bái đã tiến hành triển khai công tác sửa sai. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng, đồng thời để ghi nhận sự phát triển của Chi bộ Yên Bái, cuối năm 1956 Huyện ủy Yên Định đã Quyết định Thành lập Đảng bộ xã Yên Bái  và chỉ đạo tiến hành Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất (NK 1956-1959). Tại Đại hội này Đảng bộ đã bầu 7 đ/c vào BCH (Trịnh Bá Ái, Trịnh Đức Ngân, Lưu Vũ Các, Nguyễn Hữu Bồng, Mai Văn Bàn, Nguyễn Thị Hiến, Trịnh Đình Hiểu), BCH  bầu 3 đ/c BTV và phân công Đ/c Trịnh Bá Ái giữ chức Bí thư, đ/c Trịnh Đức Ngân giữ chức PBT- CTUBHC.

Và từ đó cho đến nay, chúng ta đã trãi qua 28 kỳ Đại hội (Đại hội gần đây nhất là lần thứ 28, NK 2015-2020). Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về Chi bộ, Đảng bộ xã nhà đã trải qua gần 65 năm hoạt động, lãnh đạo cách mạng Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái, cùng với cả nước luôn một lòng đi theo Đảng, sát cánh, kề vai, chung tay, góp sức trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc xây dựng đất nước đi theo con đường CNXH.

Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, từ 01 đảng viên đầu tiên tham gia thành lập chi bộ Huyện Yên định đến nay chúng ta đã có 210 đảng viên; Đảng bộ xã đã luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đấu tranh cách mạng kiên cường, lãnh đạo nhân dân xã nhà nhà viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc, góp phần xứng đáng cùng cả nước giành thắng lợi vẻ vang trong các giai đoạn lịch sử của cách mạng.

Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Yên Bái đã được Đảng, nhà nước ghi nhận, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2015, là tiền đề, nền tảng cho địa phương tiếp tục phát triển đi lên. Cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà sẽ tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

*

*        *

 

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp lại đơn vị hành chính, ngày 16/10/2019 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khía XIV đã ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hoá. Làng Hổ Bái, xã Yên Bái lần thứ 2 sáp nhập vào xã Yên Trường.

Ngày 29/11/2019 Huyện uỷ Yên Định đã ban hành Quyết định số 1900-QĐ/HU về việc Thành lập Đảng bộ xã Yên Trường trên cơ sở sáp nhập hai Đảng bộ Yên Bái và Đảng bộ Yên Trường thành một. (Lúc này xã Yên Trường có 13 chi bộ trực thuộc với 517 đảng viển)

Chặng đường phía trước đang mở ra cho nhân dân Làng Hổ Bái nhiều thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức mới. Song chúng ta luôn tự hào với những thành tựu đã đạt được, phát huy tiềm năng, thế mạnh, truyền thống của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hổ Bái, chúng ta vượt qua mọi khó khăn và thách thức, tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của quê hương, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng quê hương Làng, xã ngày càng giàu mạnh, văn minh.

 

*

*        *

 

Có được những thành tựu vĩ đại như ngày hôm nay là do "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta". Công lao của Người với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho cách mạng Việt Nam và dẫn dắt dân tộc ta tiến đến tương lai tươi sáng.

Những thắng lợi có tầm vóc lịch sử của Cách mạng ở xã Yên Bái trong quá khứ và những thành tựu của công cuộc đổi mới hiện nay dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, chẳng những là niềm tự hào của toàn dân, toàn Đảng bộ mà còn để lại những ấn tượng sâu sắc, những thiện cảm tốt đẹp trong đánh giá của đồng chí, bạn bè gần xa, trong lương tâm, ký ức và trong trái tim của tất cả mọi người. 

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ YÊN BÁI (1930 - 2018) bản chuẩn.pdf


Bài và ảnh: Thuytx.yentruong
 

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ YÊN BÁI (1930-2018)

Đăng lúc: 17/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Cuốn “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)” Nhân dịp Quốc Khánh 2/9/2019, Đảng bộ xã Yên Bái tổ chức ra mắt cuốn “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)” trước thềm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp lại đơn vị hành chính (Lần thứ 2 xã Yên Bái sáp nhập vào xã Yên Trường)





GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

Cuốn "Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)"
-----------------

 

Nhân dịp Quốc Khánh 2/9/2019, Đảng bộ xã Yên Bái tổ chức ra mắt cuốn “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)” trước thềm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp lại đơn vị hành chính (Lần thứ 2 xã Yên Bái sáp nhập vào xã Yên Trường)

1. Quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn "Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)"

Nhận thức được công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng.

Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của công trình khoa học, cuốn " Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái (1930-2018)"

Thứ nhất: Xây dựng Đề tài Lịch sử Đảng bộ xã Yên Bái 1930-2018 để ghi lại những trang sử hào hùng của thế hệ cha ông đi trước để lại, tổng kết lịch sử đấu tranh cách mạng trên quê hương qua các giai đoạn lịch sử. Khẳng định các thành quả phát triển kinh tế - xã hội của quê hương Yên Bái để khẳng định truyền thống cách mạng, xây dựng và phát triển địa phương ngày càng tiến bộ.

Thứ hai: Tổng kết công tác xây dựng Đảng, kịp thời rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh trước thềm Yên bái chúng ta sáp nhập với xã Yên Trường.

Thứ ba: Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu quê hương, đất nước đối với cán bộ, Đảng viên nhân dân địa phương, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau; từ đó nâng cao lòng tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy được các giá trị lịch sử từ ngàn đời nay.

Ngày 29/3/2018, BCH Đảng bộ xã Yên Bái nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 19-NQ/ĐU về việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ xã Yên Bái (1930 - 2018); Thành lập ban chỉ đạo; Ban sưu tầm (gồm các đồng chí ủy viên BCH đảng bộ, các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kỳ, các đồng chí là bí thư các chi bộ trực thuộc, do đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy làm Trưởng ban); Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phổ biến sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị của địa phương làm cơ sở triển khai đề tài.

*Về công tác sưu tầm tư liệu:

Được triển khai theo Tổ sưu tầm và tập hợp tư liệu văn bản và khai thác tư liệu từ các nhân chứng là cán bộ lão thành cách mạng, đảng viên cao tuổi, nhân chứng lịch sử để tập hợp từng sự kiện, những diễn biến lịch sử, các mốc lịch sử quan trọng của địa phương qua nhiều năm đã tổng hợp, biên chép thành một số cuốn tư liệu viết tay thể hiện lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái qua từng giai đoạn lịch sử. Một trong những tài liệu có tính tổng hợp cao là Bản thảo“Lịch sử Đảng bộ xã Yên bái 1930-1995” và cuốn “Địa chí xã Yên Bái” - tuy phát hành chính thức song đây là tập tư liệu có sự sưu tầm công phu của các cán bộ, đảng viên tâm huyết trong xã, là nguồn tư liệu quý, đóng góp nhiều sự kiện, nhiều con người cho việc nghiên cứu, biên soạn công trình Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái 1930-2018 lần này. Đồng thời, các Tổ sưu tầm tư liệu tiếp tục củng cố, bổ sung những tư liệu mới, xác minh cặn kẽ, đối chứng với các tài liệu, nhân chứng lịch sử nhằm hạn chế việc bỏ sót tư liệu...

(ảnh Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Bái, nhiệm kỳ 2015-2020)

Công tác thu thập tư liệu còn được tập hợp từ các ban nghành, đoàn thể chính trị xã hội trong xã, cung cấp đầy đủ tư liệu theo Đề cương hướng dẫn. Hệ thống tư liệu được cung cấp thành nhiều lần; bổ sung, làm rõ kịp thời. Công tác xây dựng tư liệu Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái còn dựa vào hệ thống tư liệu, sử liệu các xã bạn (Yên Thọ, Yên Trường, Yên Trung) đã xuất bản; tư liệu từ Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Định, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ..vv.. để làm cơ sở dẫn luận, đảm bảo phạm vi bao quát.

* Về công tác Nghiên cứu - Biên soạn

Để công tác biên soạn, xuất bản đề tài Lịch sử Đảng bộ xã Yên Bái được đảm bảo yếu tố chuyên môn đạt chuẩn của một công trình lịch sử Đảng bộ cơ sở. Đựơc sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ban Tuyên giao Huyện uỷ, Ban chỉ đạo địa phương đã họp bàn, ký kết hợp đồng phối hợp cùng “Trung tâm nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Công ty cỗ phần đầu tư truyền hình truyền thông VCT Việt Nam” để triển khai công tác nghiên cứu biên soạn.

Trong quá trình triển khai, Ban Biên soạn đã tiếp thu đầy đủ nguồn tư liệu của địa phương qua các bản viết tay từ Ban viết lịch sử Đảng bộ xã, đồng thời phối hợp với Ban chỉ đạo, Ban sưu tầm bổ sung thêm nhiều tư liệu, hoàn chỉnh bản thảo theo bố cục, đề cương đề ra.

* Những khó khăn và kết quả khắc phục:

Nguồn tư liệu còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nguồn tư liệu thành văn có tính pháp lý; nhân chứng lịch sử không còn nhiều; một số tư liệu ghi các kỳ đại hội Đảng bộ trong giai đoạn chiến tranh bị thất lạc...;các thành viên ban chỉ đạo, ban sưu tầm đều là lớp thế hệ cán bộ đi sau nên gặp rất nhiều khó khăn

Trước những khó khăn đó, Ban nghiên cứu - biên soạn đã phối hợp chặt chẽ cùng Ban chỉ đạo và Ban sưu tầm tư liệu tổ chức nhiều buổi làm việc, trao đổi trực tiếp và tổ chức nhiều lần hội thảo, đi sâu vào các thông tin còn chưa rõ ràng và làm rõ hơn những sự kiện lịch sử diễn ra tại địa phương. Thông tin trao đổi dựa trên nhiều nguồn tài liệu thu thập được, kết hợp với lấy ý kiến của các nhân chứng cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ và các đảng viên cao niên và toàn thể đảng viên để đi đến ý kiến thống nhất cao nhất, phù hợp với thực tế lịch sử của địa phương. Trên cơ sở đó, Ban biên soạn tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu, tiến hành biên soạn, chỉnh sửa lại lần cuối cùng và báo cáo về Huyện ủy. Kết quả đã được Hội đồng khoa học huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy thẩm định thông qua tại Văn bản số 27-CV/BTG ngày 19/4/2019. Trên cơ sở đó Ban chỉ đạo phối hợp với đơn vi tư vấn biên soạn đã thống nhất lựa chọn Nhà xuất bản Lao động để in ấn, phát hành xuất bản.

2. Tóm lược, nội dung, bố cục công trình khoa học "Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái giai đoạn (1930-2018)"

Công trình chia thành 3 phần chính gồm:

* Phần nội dung: Gồm Lời giới thiệu, 5 chương và Lời kết.

- Chương I: Nêu khái quát về vùng đất, con người và truyền thống lịch sử, văn hóa của Yên Bái. Trong đó nhấn mạnh đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành làng xã, đặc điểm dân cư và những nét văn hóa của xã nhà.

- Chương II: Nêu bật các sự kiện lịch sử của địa phương trong quá trình chuẩn bị lực lượng, chớp thời cơ và tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945; Phong trào chống thực dân Pháp, xây dựng chính quyền, bảo vệ cách mạng giai đoạn 1945-1954

- Chương III: Sự ra đời "xã Yên Bái" và quá trình lãnh đạo của Chi bộ Đảng - Đảng bộ để nhân dân vừa tích cực sản xuất khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa -xã hội vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, chi viện cho tiền tuyến, giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước 1954-1975.

- Chương IV: Nêu lên vai trò lãnh đạo của Đảng bộ cùng với sự đoàn kết thống nhất, ra sức thi đua lao động sản xuất khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh; tham gia bảo vệ Tổ quốc thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1975-2000, tạo tiền đề vững chắc bước vào thế kỷ 21

- Chương V: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn 2000 - 2010 và những thành tích nổi bật trong xây dựng nông thôn mới 2010 – 2018.

* Phần Phụ lục: gồm 27 Bảng biểu

+ Danh sách các cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa;

+ Danh sách bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính quyền, đoàn thể xã Yên Bái qua các thời kỳ;

+ Danh sách các anh hùng liệt sỹ chống Pháp, chống Mỹ và BVTQ;

+ Danh sách Đảng viên được tặng huy hiệu Đảng;

+ Danh sách con em Yên Bái là cán bộ cấp cao trong LL vũ trang nhân dân;

+ Danh sách con em Yên Bái có hàm là Tiến sỹ trở lên

* Phần phụ bản hình ảnh minh họa:  gồm 3 chủ đề chính:

- Hình ảnh về di tích làng xã về truyền thống lịch sử, văn hóa trên chặng đường lịch sử, phát triển kinh tế, hội nhập nhưng vẫn giữ được các nét văn hóa đặc trưng của một vùng quê thuộc đất Xứ Thanh.

- Hình ảnh về kết cấu hạ tầng, công sở, điện, đường, trường, trạm ... minh họa cho sự phát triển của địa phương trên chặng đường đổi mới, phát triển quê hương, xây dựng nông thôn mới.

- nh chân dung của các đồng chí Bí thư chi bộ, Đảng bộ; các đồng chí Chủ tịch xã qua các thời kỳ.

 

*

*        *

 

Kính thưa đọc giả!

Sau đây chúng tôi xin tóm tắt lịch sử hình thành lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ và Nhân dân Yên Bái (1930-2019)

Làng Hổ Bái, xã Yên Bái, huyện Yên Định là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và truyền thống lịch sử, văn hóa có thể nói là từ rất lâu đời.

Theo thần phả Nghè Hổ Bái thì xã Yên Bái ngày nay có dân cư từ thời Hùng vương Người con trai thứ 11 của Lạc Long Quân, tên là Hợp Lang, giữ tước Lạc Hầu đã chọn vùng đất này làm Giang Đô bên bờ sông và cũng theo thần phả ghi lại, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa (năm 40) có sứ về cầu Thần phù hộ. Khi thắng trận, Hai Bà Trưng về tận nơi này để lễ tạ và liên hoan cùng dân làng. Căn cứ vào liệu lịch sử, tất cả 18 đời vua Hùng, kết thúc giai đoạn Hùng Vương vào năm 257 trước Công nguyên. Như vậy, vùng đất Yên Bái đã có một lịch sử  lâu đời ít ra cũng 25 thế kỷ.

Qua quá trình biến cố của Lịch sử tên làng có sự thay đổi: Tên xưa nhất gọi là Kẻ Mau, Trang Chân Bái, Chân Bái và đến năm 1883 được đổi tên thành Làng Hổ Bái (Lúc này làng được chia thành 6 giáp: Quảng Đại, Phú Đức, Ninh Tự, Yên Đông, Thượng Hòa, Yên Trường)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn dùng tên Làng Hổ Bái thuộc Tổng Đan Nê. Theo Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 huyện Yên Định đã tiến hành kiện toàn chính quyền bỏ đơn vị Tổng, thành lập ra 20 xã, trong đó có xã Quang Trung (gồm xã Yên Thọ, Yên Trung, Yên Bái và làng Lưu Khê xã Yên Trường ngày nay) Làng Hổ Bái 01 Thôn, thuộc xã Quang Trung.

 

(Lễ hội Đền Hổ Bái mùng 9 tháng 2 âm lịch hàng năm)

Cuối năm 1946, địa bàn các xã cần mở rộng để tiện cho việc phục vụ kháng chiến nên xã Quang Trung và Đan Nê hợp thành xã Yên Thọ. - lúc này làng Hổ Bái là 01 Thôn thuộc xã Yên Thọ

Đến tháng 10 năm 1953, xã Yên Thọ lại chia thành 3 xã nhỏ. Xã Yên Thọ mới, xã Yên Trung và Xã Yên Trường (lúc này làng Hổ Bái cùng với Lựu Khê, Thạc Quả thuộc xã Yên Trường).

Đến năm 1955, qua cuộc cách mạng cải cách ruộng đất, làng Hổ Bái được tách ra khỏi xã Yên Trường, thành lập Xã Yên Bái.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, các dấu tích văn hóa, lịch sử của cha ông còn được lưu giữ ở Yên Bái là minh chứng cụ thể, sinh động cho bề dày văn hóa và sức sống bất diệt của con người nơi đây.

Đặc biệt hơn đó là truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Yên Bái được thể hiện rõ nhất qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, truyền thống bất khuất, kiên cường đó ngày càng được hun đúc, tôi luyện. Nhiều thế hệ thanh niên Yên Bái đã đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tình nguyện lên đường chiến đấu vì độc lập, tự do, nhiều người con trong đã chiến đấu hi sinh quên mình, vì dân, vì nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Yên Bái có 426 người đi  bộ đội, 150 người tham gia thanh niên xung phong, 627 người tham gia dân công hỏa tuyến. Trong đó có 115 liệt sĩ, 65 thương bệnh binh… Trong kháng chiến, Yên Bái còn là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, bộ đội miền Nam ra tập kết.

Khi đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhân dân Yên Bái vẫn luôn tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, vì độc lập, tự do của dân tộc. Hiện nay, những truyền thống tốt đẹp đó đang được phát huy có hiệu quả, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh, phát triển mạnh mẽ trên con đường đổi mới và hội nhập. Kết quả đó được Đảng nhà nước ghi nhận và được Chính phủ Tặng Bằng khen năm 2015

*

*        *

 

Tự hào về chặng đường gần 90 năm vĩ đại của Đảng ta và tìm hiểu qua 81 năm lịch sử Đảng bộ Huyện Yên Định thì Yên Bái chúng ta là nơi có phong trào cách mạng khá sớm trong huyện, ngay từ những ngày đầu mới thành lập (10/6/1938) đã có 01 đồng chí trong tổng số 8 đảng viên tham gia thành lập chi bộ đầu tiên của Huyện Yên Định (đồng chí Trịnh Bá Ái – người con Làng Hổ Bái);

Theo Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 của Hội đồng Chính phủ huyện Yên Định đã tiến hành kiện toàn chính quyền bỏ đơn vị Tổng, thành lập ra các xã - theo đó Yên Định thành lập có 20 xã- trong đó có xã Quang Trung (gồm xã Yên Thọ, Yên Trung, Yên Bái và làng Lưu Khê xã Yên Trường ngày nay)

Ngày 20/4/1946 chi bộ Đảng đầu tiên ở xã Quang Trung được thành lập, gồm Trịnh Bá Ái làm Bí thư chi bộ xã Quang trung và 3 đảng viên khác đều là người Làng Hổ Bái (Lưu Vũ Thống, Trịnh Đình Đỉnh, Trịnh Bá Mãn);

Đến cuối năm 1946 thành lập xã Yên Thọ (lúc này Làng Hổ Bái thuộc xã Yên Thọ) để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng bộ máy lãnh đạo được kiện toàn, đồng chí Trịnh Trí Lợi (Làng Hổ Bái) được bầu làm Bí thư chi bộ xã Yên Thọ, đ/c Phạm Tư Chất (làng Đan nê) làm PBT kiêm CTUBHC; đ/c Trịnh Bá Ái (Làng Hổ Bái) làm Chủ nhiệm Việt Minh; và một số đồng chí khác... ( nguồn TL Lịch sử Đảng bộ xã Yên Thọ 1930-2010)

Đến tháng 10/1953 Thành lập xã Yên Trường (làng Hổ Bái – xã Yên Bái  Lưu Khê, Thạc Quả - thuộc xã Yên Trường). Ngày 21/12/1953 bộ máy lãnh đạo được kiện toàn, đồng chí Nguyễn Hữu Kếch (làng Hổ Bái) được bầu làm Bí thư Chi bộ xã Yên Trường, đ/c Trần Văn Bân (xã Yên Trường) bầu làm PBT chi bộ kiêm CTUBHC (các đ/c trong BCH  Lưu Văn Khi (làng Hổ Bái) làm Thường vụ Chi ủy phụ trách công tác đảng, đ/c Mai văn Bàn (làng Hổ Bái) là ủy viên phụ trách bí thư Nông Hội, đ/c Trịnh Đức Ngân (làng Hổ Bái) Ủy viên phụ trách an ninh, đ/c Trịnh Xuân Hiên ủy viên phụ trách Quân sự, đ/c Trịnh Hữu Nha ủy viên phụ trách Mặt trận Liên việt và một số đ/c khác (xã Yên Trường) phụ trách thanh niên, phụ nữ)

Đến đầu năm 1955 huyện Yên Định thực hiện cải cách ruộng đất (vào đợt 3 và đợt 4) Đến tháng 12-1955 cải cách ruộng đất ở Yên Định đã cơ bản hoàn thành.

Qua CCRĐ ngày 9 tháng 10 năm 1955 làng Hổ Bái được tách ra khỏi xã Yên Trường thành lập Xã Yên Bái , để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng đ/c Vũ Thị Lanh được cử làm Bí thư Chi bộ xã Yên Bái, đ/c Lưu Văn Hấp được cử làm Chủ tịch UBHC xã ( các đ/c BCH Trịnh Văn Tọa, Nguyễn Thái Cốc, Hà Thị Thảo, Mai Vũ Tiểu). Lúc này Chi bộ xã Yên Bái có 5 tổ Đảng với 76 đảng viên. Có thể khẳng định phong trào cách mạng ở Làng Hổ Bái có sớm, phát triển mạnh mẽ và có tác động ảnh hưởng lớn trong vùng. Tuy nhiên để chính thức tổ chức cơ sở Đảng với tên riêng "xã Yên Bái" thì chúng ta lại có sau so với Yên trung, Yên Thọ, Yên Trường - do tách ra sau cùng

(Ngày 9/10/1955 chính thức được chọn làm ngày

thành lập Chi bộ Đảng xã Yên Bái)

Năm 1956, thực hiện thư của CT HCM và Nghị quyết 10 của Trung ương Đảng về mở rộng dân chủ và sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất, Yên Bái đã tiến hành triển khai công tác sửa sai. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng, đồng thời để ghi nhận sự phát triển của Chi bộ Yên Bái, cuối năm 1956 Huyện ủy Yên Định đã Quyết định Thành lập Đảng bộ xã Yên Bái  và chỉ đạo tiến hành Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất (NK 1956-1959). Tại Đại hội này Đảng bộ đã bầu 7 đ/c vào BCH (Trịnh Bá Ái, Trịnh Đức Ngân, Lưu Vũ Các, Nguyễn Hữu Bồng, Mai Văn Bàn, Nguyễn Thị Hiến, Trịnh Đình Hiểu), BCH  bầu 3 đ/c BTV và phân công Đ/c Trịnh Bá Ái giữ chức Bí thư, đ/c Trịnh Đức Ngân giữ chức PBT- CTUBHC.

Và từ đó cho đến nay, chúng ta đã trãi qua 28 kỳ Đại hội (Đại hội gần đây nhất là lần thứ 28, NK 2015-2020). Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về Chi bộ, Đảng bộ xã nhà đã trải qua gần 65 năm hoạt động, lãnh đạo cách mạng Đảng bộ và Nhân dân xã Yên Bái, cùng với cả nước luôn một lòng đi theo Đảng, sát cánh, kề vai, chung tay, góp sức trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc xây dựng đất nước đi theo con đường CNXH.

Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, từ 01 đảng viên đầu tiên tham gia thành lập chi bộ Huyện Yên định đến nay chúng ta đã có 210 đảng viên; Đảng bộ xã đã luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đấu tranh cách mạng kiên cường, lãnh đạo nhân dân xã nhà nhà viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc, góp phần xứng đáng cùng cả nước giành thắng lợi vẻ vang trong các giai đoạn lịch sử của cách mạng.

Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân xã Yên Bái đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Yên Bái đã được Đảng, nhà nước ghi nhận, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2015, là tiền đề, nền tảng cho địa phương tiếp tục phát triển đi lên. Cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà sẽ tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

*

*        *

 

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp lại đơn vị hành chính, ngày 16/10/2019 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khía XIV đã ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hoá. Làng Hổ Bái, xã Yên Bái lần thứ 2 sáp nhập vào xã Yên Trường.

Ngày 29/11/2019 Huyện uỷ Yên Định đã ban hành Quyết định số 1900-QĐ/HU về việc Thành lập Đảng bộ xã Yên Trường trên cơ sở sáp nhập hai Đảng bộ Yên Bái và Đảng bộ Yên Trường thành một. (Lúc này xã Yên Trường có 13 chi bộ trực thuộc với 517 đảng viển)

Chặng đường phía trước đang mở ra cho nhân dân Làng Hổ Bái nhiều thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức mới. Song chúng ta luôn tự hào với những thành tựu đã đạt được, phát huy tiềm năng, thế mạnh, truyền thống của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hổ Bái, chúng ta vượt qua mọi khó khăn và thách thức, tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của quê hương, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng quê hương Làng, xã ngày càng giàu mạnh, văn minh.

 

*

*        *

 

Có được những thành tựu vĩ đại như ngày hôm nay là do "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta". Công lao của Người với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho cách mạng Việt Nam và dẫn dắt dân tộc ta tiến đến tương lai tươi sáng.

Những thắng lợi có tầm vóc lịch sử của Cách mạng ở xã Yên Bái trong quá khứ và những thành tựu của công cuộc đổi mới hiện nay dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, chẳng những là niềm tự hào của toàn dân, toàn Đảng bộ mà còn để lại những ấn tượng sâu sắc, những thiện cảm tốt đẹp trong đánh giá của đồng chí, bạn bè gần xa, trong lương tâm, ký ức và trong trái tim của tất cả mọi người. 

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ YÊN BÁI (1930 - 2018) bản chuẩn.pdf


Bài và ảnh: Thuytx.yentruong
 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC