Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
6606

Nhân dân xã Yên Trường, Yên Định, Thanh Hóa những ngày sục sôi lửa cách mạng Tháng Tám

Ngày 19/08/2024 00:00:00

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã nhất tề đứng dậy đánh đuổi bè lũ phát xít, tay sai, giành lại độc lập, tự do, để cùng với toàn thể dân tộc Việt Nam viết nên một trang sử đầy hào hùng trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dân xã Yên Trường, Yên Định, Thanh Hóa những ngày sục sôi lửa cách mạng Tháng Tám

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã nhất tề đứng dậy đánh đuổi bè lũ phát xít, tay sai, giành lại độc lập, tự do, để cùng với toàn thể dân tộc Việt Nam viết nên một trang sử đầy hào hùng trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. 

Giữa năm 1945, Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hóa ra Chỉ thị “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”, các làng trong xã Yên Trường đã có phong trào sắm vũ khí cho tự vệ rất sôi nổi. Từ giữa năm 1945, phe Phát xít và quân Nhật liên tiếp thất trận trên các chiến trường ở châu Âu và Thái Bình Dương, báo hiệu những thời cơ cách mạng mới đã đến.

Tại Yên Định, Mặt trận Việt Minh Yên Định khẩn trương xúc tiến phát động phong trào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vận động quần chúng tham gia vào các đội tự vệ và các hội cứu quốc. Đến tháng 5-1945, số hội viên Việt Minh ở Yên Định lên đến hàng nghìn người. Thế và lực của Huyện bộ Việt Minh ngày càng lớn mạnh. Các cơ sở cách mạng ngày càng được củng cố, số lượng hội viên cứu quốc ngày càng tăng. Nhiều tổng đã lập được Ban cán sự Việt Minh. Số lượng đảng viên ngày một phát triển. Quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy, Yên Định đã ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, luyện tập quân sự, mở lò rèn, mua sắm vũ khí.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng huyện Yên Định, phong trào cách mạng Yên Trường đã phát triển nhanh chóng, các đội tự vệ lần lượt được ra đời:

(Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên huyện Yên Định 10/6/1938)

Đầu năm 1945, Đội tự vệ Việt Minh Làng Hổ Bái được ra đời do đồng chí Trịnh Ái trực tiếp lãnh đạo phong trào; Đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, mít tinh kêu gọi nhân dân gia nhập Việt Minh, vạch mặt phát xít Nhật và bọn tay sai… số người tham gia Việt Minh ngày càng nhiều, cả làng có đến hàng trăm gia đình có người là hội viên Việt Minh. Đội tự vệ của Hổ Bái, đã cùng với các đội tự vệ Việt Minh (tổng Đan Nê) tham gia mít tinh ở chợ Sổ, sau đó tuần hành thị uy về Đan Nê bắt lý trưởng Đan Nê và các tay sai ở các làng khác, cảnh cáo bọn chúng bắt phải trả lại tiền thuế cho dân.

Tại Làng Lựu Khê tổ chức Việt Minh cũng ra đời, do anh Nhung làm Phó đoàn. Và đến tháng 7-1945 tổ chức Việt Minh làng Thạc Quả  được thành lập do anh Bùi Kính Thăng là cán bộ Việt Minh cấp trên được cử về tổ chức kết nạp các hội viên. Nghi thức tổ chức kết nạp được diễn ra tại sân nhà ông Lý Hợp, được trang trí trang hoàng, trên đó có để 1 thanh gươm. Những người được kết nạp vào Việt Minh phải tuyên thệ chiên đấu đến hơi thở cuối cùng cho Mặt trận Việt Minh. Tô chức Việt Minh được thành lập do anh Trịnh Ban phụ trách trinh sát, anh ...Nhuần phụ trách tự vệ, ngoài ra còn có các anh Lan, Khang, Tường, Sâm...

Sau khi tổ chức Việt Minh ở các làng Hổ Bái, Lựu Khê và Thạc Quả ra đời, các tổ chức vũ trang, tổ chức dân quân tự vệ an đoàn cũng được thành lập. Các tổ chức này tập luyện, rèn vũ khí như kiếm, phạng, mác giáo...  Cùng với việc luyện tập vũ trang, các cán bộ của Việt Minh còn truyền đơn, áp phích được dán các nơi có nhiều người qua lại. Cử cán bộ về làm công tác tuyên truyền, vận động, tồ chức lực lượng mọi mặt, từ đó kêu gọi dân làng cùng nhân dân cả nước đứng lên lật đổ bộ máy thống trị cũ, lập nên chế độ mới. Công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ngày càng gẩp rút, nhân dân xã Yên Trường  đã thành lập được 3 Trung đội dân quân tự vệ gồm 114 người, 1 tiểu đội dân quận tự vệ chiến đấu có 48 người, 1 Tiểu đội dân quân cảm tử có 12 người; 1 Tiểu đội nữ dân quân tự vệ có 39 người. Đây là những thành công bước đầu thể hiện lực lượng hùng hậu của nhân dân Yên Trường. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân Yên Trường quyết tâm cùng nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến, góp phần làm nên Cách mạng tháng Tám thành công vang dội.

Đoàn cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Huyện ủy Yên Định dâng hương

Tại Khu di tích quốc gia: Bia tưởng niệm Bác hồ về thăm Yên Trường (21/12/1961)

Ngày 12/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa Trung ương ra Quân lệnh số 1, kêu gọi quân dân toàn quốc nhanh chóng vùng dậy đập tan ách thống trị của đế quốc thực dân, phong kiến giành độc lập cho dân tộc: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!... Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi nhất định về ta”

Trước những ngày Tổng khởi nghĩa, nhân dân Yên Trường bừng bừng lên khí thế cách mạng. Các đơn vị tự vệ ngày đêm tập dượt, tăng cường tuần tra, canh gác, giám sát bọn phản động, hào lý, bọn tay chân của Nhật. Tất cả sẵn sàng chờ lệnh vùng lên khởi nghĩa.

Ngày 17-8-1945, nhân dân Làng Thạc Quả được lệnh đánh chìm phà Kiểu, đường giao thông tỉnh lộ cứ 4~5m được đào các hộ cắt ngang, đắp ụ chiến lớn băng đât đá và cọc gỗ ngăn không cho địch qua bằng phương tiện cơ giới. Đồng thời, tại các thôn Hổ Bái, Lưu Khê cũng được lệnh dùng tre gai rào các lối chính vào làng và lệnh giới nghiêm cũng được phát ra để các làng thực hiện.

Thực hiện chủ trương Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh, tại Thanh Hóa, ngày 13/8/1945, tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị mở rộng tại làng Mao Xá (nhà ông Tô Đình Bảng). Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh gồm 7 đồng chí do đồng chí Lê Tất Đắc làm trưởng ban. Đồng thời, Hội nghị cũng quyết định giờ tổng khởi nghĩa trong toàn tỉnh là đêm 18, rạng ngày 19/8/1945, phân công cán bộ lãnh đạo khởi nghĩa ở các phủ, huyện.

Đêm 18/8/1945, tại xã Yên Trường nhân dân các Làng Hổ Bái, Lưu Khê, Thạc Quả rạo rực trong không khí bùng nổ. Đúng 12 giờ đêm 18/8/1945, lệnh khởi nghĩa được ban ra. Các đội tự vệ được bố trí ở những điểm xung yếu như điếm Đoàn, các đường từ cầu Vàng đến, từ Kiểu vào, từ Khả Phú xuống, canh gác ở các đầu xóm. Gần sáng ngày 19/8/1945, các vị trí quan trọng trong các Làng đều được Việt Minh kiểm soát. Bọn cai Phác và tay sai không dám ngo ngoe, phản ứng. Chính quyền đã hoàn toàn thuộc về Việt Minh; chào mừng thắng lợi của cách mạng trong tiếng hô khẩu hiệu vang trời của các đoàn thể cứu quốc với một rừng cờ đỏ sao vàng và các băng khẩu hiệu rợp trời.

Ngày 23/8/1945, người dân Làng  Hổ Bái, Lưu Khê, Thạc quả đã kéo về Núi Đỏ cũng với người dân huyện Yên Định dự mít tinh chào mừng ngày cách mạng trong huyện thắng lợi hoàn toàn. Ít ngày sau nhân dân Yên Trường đã hợp đông đủ để bầu ra Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời.

Đến ngày 24-8-1945, đồng triện của Lý Trưởng được Ban khởi nghĩa tịch thu - Tri huyện Đinh Nho Linh phải quỳ gối trước sức mạnh của cách mạng. Cách mạng tháng Tám thành công là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, xiềng xích nô lệ mà thực dân Pháp và phát xít Nhật trói buộc nhân dân ta trong suốt hơn 80 năm đã bị đập tan, chế độ quân chủ chuyên chế từng ngự trị và tồn tại hàng nghìn năm đã bị lật nhào. Thắng lợi đó đã giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, đưa lịch sử dân tộc ta khởi đầu một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc. Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, xã hội và làm chủ vận mệnh của mình.

Trải qua những năm tháng gian khổ, kiên cường đấu tranh, nhờ có đường lối cách mạng sáng suốt của Đảng mà đứng đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đại, sự quan tâm chỉ đạo, dìu dắt của Xứ ủy, Tỉnh ủy và đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp từ huyện Yên Định, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám trên cả nước nói chung và ở Yên Trường nói riêng đã giành thắng lợi hoàn toàn, đưa chính quyền về tay nhân dân. Sau 15 năm anh dũng đấu tranh Lịch sử cách mạng Dân tộc Việt Nam cũng như nhân dân Yên Trường bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ củng cố, bảo vệ những thành quả của cách mạng và xây dựng quê hương đất nước. Từ đây, nhân dân Yên Trường phấn khởi đem hết sức mình bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chính quyền mới và đời sống mới.

Bài và ảnh: Thuytx - BTGĐU xã Yên Trường

 

(Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn Lịch sử Thanh Hóa tập V, 1930-1945; Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Định Tập 1, Tập 2; Lịch sử Đảng bộ xã Yên Trường (1953-2010); Lịch sử Đảng bộ xã Yên Bái (1930-2018)


Bài viết có liên quan:  
Cm tháng 8.1945 ở thanh hóa 19.8.2024.docx

Nhân dân xã Yên Trường, Yên Định, Thanh Hóa những ngày sục sôi lửa cách mạng Tháng Tám

Đăng lúc: 19/08/2024 00:00:00 (GMT+7)

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã nhất tề đứng dậy đánh đuổi bè lũ phát xít, tay sai, giành lại độc lập, tự do, để cùng với toàn thể dân tộc Việt Nam viết nên một trang sử đầy hào hùng trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dân xã Yên Trường, Yên Định, Thanh Hóa những ngày sục sôi lửa cách mạng Tháng Tám

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã nhất tề đứng dậy đánh đuổi bè lũ phát xít, tay sai, giành lại độc lập, tự do, để cùng với toàn thể dân tộc Việt Nam viết nên một trang sử đầy hào hùng trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. 

Giữa năm 1945, Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hóa ra Chỉ thị “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”, các làng trong xã Yên Trường đã có phong trào sắm vũ khí cho tự vệ rất sôi nổi. Từ giữa năm 1945, phe Phát xít và quân Nhật liên tiếp thất trận trên các chiến trường ở châu Âu và Thái Bình Dương, báo hiệu những thời cơ cách mạng mới đã đến.

Tại Yên Định, Mặt trận Việt Minh Yên Định khẩn trương xúc tiến phát động phong trào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vận động quần chúng tham gia vào các đội tự vệ và các hội cứu quốc. Đến tháng 5-1945, số hội viên Việt Minh ở Yên Định lên đến hàng nghìn người. Thế và lực của Huyện bộ Việt Minh ngày càng lớn mạnh. Các cơ sở cách mạng ngày càng được củng cố, số lượng hội viên cứu quốc ngày càng tăng. Nhiều tổng đã lập được Ban cán sự Việt Minh. Số lượng đảng viên ngày một phát triển. Quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy, Yên Định đã ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, luyện tập quân sự, mở lò rèn, mua sắm vũ khí.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng huyện Yên Định, phong trào cách mạng Yên Trường đã phát triển nhanh chóng, các đội tự vệ lần lượt được ra đời:

(Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên huyện Yên Định 10/6/1938)

Đầu năm 1945, Đội tự vệ Việt Minh Làng Hổ Bái được ra đời do đồng chí Trịnh Ái trực tiếp lãnh đạo phong trào; Đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, mít tinh kêu gọi nhân dân gia nhập Việt Minh, vạch mặt phát xít Nhật và bọn tay sai… số người tham gia Việt Minh ngày càng nhiều, cả làng có đến hàng trăm gia đình có người là hội viên Việt Minh. Đội tự vệ của Hổ Bái, đã cùng với các đội tự vệ Việt Minh (tổng Đan Nê) tham gia mít tinh ở chợ Sổ, sau đó tuần hành thị uy về Đan Nê bắt lý trưởng Đan Nê và các tay sai ở các làng khác, cảnh cáo bọn chúng bắt phải trả lại tiền thuế cho dân.

Tại Làng Lựu Khê tổ chức Việt Minh cũng ra đời, do anh Nhung làm Phó đoàn. Và đến tháng 7-1945 tổ chức Việt Minh làng Thạc Quả  được thành lập do anh Bùi Kính Thăng là cán bộ Việt Minh cấp trên được cử về tổ chức kết nạp các hội viên. Nghi thức tổ chức kết nạp được diễn ra tại sân nhà ông Lý Hợp, được trang trí trang hoàng, trên đó có để 1 thanh gươm. Những người được kết nạp vào Việt Minh phải tuyên thệ chiên đấu đến hơi thở cuối cùng cho Mặt trận Việt Minh. Tô chức Việt Minh được thành lập do anh Trịnh Ban phụ trách trinh sát, anh ...Nhuần phụ trách tự vệ, ngoài ra còn có các anh Lan, Khang, Tường, Sâm...

Sau khi tổ chức Việt Minh ở các làng Hổ Bái, Lựu Khê và Thạc Quả ra đời, các tổ chức vũ trang, tổ chức dân quân tự vệ an đoàn cũng được thành lập. Các tổ chức này tập luyện, rèn vũ khí như kiếm, phạng, mác giáo...  Cùng với việc luyện tập vũ trang, các cán bộ của Việt Minh còn truyền đơn, áp phích được dán các nơi có nhiều người qua lại. Cử cán bộ về làm công tác tuyên truyền, vận động, tồ chức lực lượng mọi mặt, từ đó kêu gọi dân làng cùng nhân dân cả nước đứng lên lật đổ bộ máy thống trị cũ, lập nên chế độ mới. Công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ngày càng gẩp rút, nhân dân xã Yên Trường  đã thành lập được 3 Trung đội dân quân tự vệ gồm 114 người, 1 tiểu đội dân quận tự vệ chiến đấu có 48 người, 1 Tiểu đội dân quân cảm tử có 12 người; 1 Tiểu đội nữ dân quân tự vệ có 39 người. Đây là những thành công bước đầu thể hiện lực lượng hùng hậu của nhân dân Yên Trường. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân Yên Trường quyết tâm cùng nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến, góp phần làm nên Cách mạng tháng Tám thành công vang dội.

Đoàn cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Huyện ủy Yên Định dâng hương

Tại Khu di tích quốc gia: Bia tưởng niệm Bác hồ về thăm Yên Trường (21/12/1961)

Ngày 12/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa Trung ương ra Quân lệnh số 1, kêu gọi quân dân toàn quốc nhanh chóng vùng dậy đập tan ách thống trị của đế quốc thực dân, phong kiến giành độc lập cho dân tộc: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!... Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi nhất định về ta”

Trước những ngày Tổng khởi nghĩa, nhân dân Yên Trường bừng bừng lên khí thế cách mạng. Các đơn vị tự vệ ngày đêm tập dượt, tăng cường tuần tra, canh gác, giám sát bọn phản động, hào lý, bọn tay chân của Nhật. Tất cả sẵn sàng chờ lệnh vùng lên khởi nghĩa.

Ngày 17-8-1945, nhân dân Làng Thạc Quả được lệnh đánh chìm phà Kiểu, đường giao thông tỉnh lộ cứ 4~5m được đào các hộ cắt ngang, đắp ụ chiến lớn băng đât đá và cọc gỗ ngăn không cho địch qua bằng phương tiện cơ giới. Đồng thời, tại các thôn Hổ Bái, Lưu Khê cũng được lệnh dùng tre gai rào các lối chính vào làng và lệnh giới nghiêm cũng được phát ra để các làng thực hiện.

Thực hiện chủ trương Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh, tại Thanh Hóa, ngày 13/8/1945, tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị mở rộng tại làng Mao Xá (nhà ông Tô Đình Bảng). Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh gồm 7 đồng chí do đồng chí Lê Tất Đắc làm trưởng ban. Đồng thời, Hội nghị cũng quyết định giờ tổng khởi nghĩa trong toàn tỉnh là đêm 18, rạng ngày 19/8/1945, phân công cán bộ lãnh đạo khởi nghĩa ở các phủ, huyện.

Đêm 18/8/1945, tại xã Yên Trường nhân dân các Làng Hổ Bái, Lưu Khê, Thạc Quả rạo rực trong không khí bùng nổ. Đúng 12 giờ đêm 18/8/1945, lệnh khởi nghĩa được ban ra. Các đội tự vệ được bố trí ở những điểm xung yếu như điếm Đoàn, các đường từ cầu Vàng đến, từ Kiểu vào, từ Khả Phú xuống, canh gác ở các đầu xóm. Gần sáng ngày 19/8/1945, các vị trí quan trọng trong các Làng đều được Việt Minh kiểm soát. Bọn cai Phác và tay sai không dám ngo ngoe, phản ứng. Chính quyền đã hoàn toàn thuộc về Việt Minh; chào mừng thắng lợi của cách mạng trong tiếng hô khẩu hiệu vang trời của các đoàn thể cứu quốc với một rừng cờ đỏ sao vàng và các băng khẩu hiệu rợp trời.

Ngày 23/8/1945, người dân Làng  Hổ Bái, Lưu Khê, Thạc quả đã kéo về Núi Đỏ cũng với người dân huyện Yên Định dự mít tinh chào mừng ngày cách mạng trong huyện thắng lợi hoàn toàn. Ít ngày sau nhân dân Yên Trường đã hợp đông đủ để bầu ra Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời.

Đến ngày 24-8-1945, đồng triện của Lý Trưởng được Ban khởi nghĩa tịch thu - Tri huyện Đinh Nho Linh phải quỳ gối trước sức mạnh của cách mạng. Cách mạng tháng Tám thành công là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, xiềng xích nô lệ mà thực dân Pháp và phát xít Nhật trói buộc nhân dân ta trong suốt hơn 80 năm đã bị đập tan, chế độ quân chủ chuyên chế từng ngự trị và tồn tại hàng nghìn năm đã bị lật nhào. Thắng lợi đó đã giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, đưa lịch sử dân tộc ta khởi đầu một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc. Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, xã hội và làm chủ vận mệnh của mình.

Trải qua những năm tháng gian khổ, kiên cường đấu tranh, nhờ có đường lối cách mạng sáng suốt của Đảng mà đứng đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đại, sự quan tâm chỉ đạo, dìu dắt của Xứ ủy, Tỉnh ủy và đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp từ huyện Yên Định, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám trên cả nước nói chung và ở Yên Trường nói riêng đã giành thắng lợi hoàn toàn, đưa chính quyền về tay nhân dân. Sau 15 năm anh dũng đấu tranh Lịch sử cách mạng Dân tộc Việt Nam cũng như nhân dân Yên Trường bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ củng cố, bảo vệ những thành quả của cách mạng và xây dựng quê hương đất nước. Từ đây, nhân dân Yên Trường phấn khởi đem hết sức mình bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chính quyền mới và đời sống mới.

Bài và ảnh: Thuytx - BTGĐU xã Yên Trường

 

(Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn Lịch sử Thanh Hóa tập V, 1930-1945; Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Định Tập 1, Tập 2; Lịch sử Đảng bộ xã Yên Trường (1953-2010); Lịch sử Đảng bộ xã Yên Bái (1930-2018)


Bài viết có liên quan:  
Cm tháng 8.1945 ở thanh hóa 19.8.2024.docx

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC