Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
6606

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM

Ngày 04/07/2023 14:35:42

Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc Phụ huynh.

 

          Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: Bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang...

          Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người. Có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh, ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.  Vì vậy  để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cần biết những nguyên nhân hay sảy ra tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh:

            CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:

     + Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà: Như ổ cắm điện, cầu dao điện, nước sôi, dao kéo...

     + Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường: Do bàn ghế hư hỏng chưa sửa chữa kịp, ngã do chạy nhảy, đùa nghịch, đánh nhau, trèo cây cao bị ngã, đùa nghịch với hóa chất trong phòng thí nghiệm..

     + Các yếu tố nguy cơ ngoài cộng đồng: Nhiều ao hồ không có người trông coi, quản lý, không có rào chắn và cảnh báo. Cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, ý thức tham gia giao thông chưa tốt. Ăn quà vặt, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng...

          CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:

 Rất nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng tránh được nếu phụ huynh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

  - Phòng ngã:

+  Không chạy nhảy đùa nghịch quá mức, không gây gỗ đánh nhau, không leo trèo cao...

 - Phòng tránh tai nạn giao thông:

+ Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy...

+ Không tụ tập đông người ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

 - Phòng tránh bỏng:

+ Có ý thức an toàn về hóa chất, an toàn điện, nước sôi...

 - Phòng tránh đuối nước:

+ Tìm hiểu luật giao thông đường thủy; Không tắm sông, ao, hồ khi không có người lớn đi cùng… Qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Phải học cách bơi có người hướng dẫn...

 - Phòng tránh điện giật:

+ Thực hiện an toàn trong sử dụng điện.

 - Phòng tránh ngộ độc thức ăn: Phải ăn chín, uống nước đã được đun sôi.. Không ăn quà vặt có các loại phẩm màu độc hại. Không ăn bánh kẹo, đồ uống chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ ...

           Trên đây là những điều cần biết về cách phòng tránh Tai nạn thương tích ở trẻ em, nhất là lứa tuổi thiếu nhi hiếu động. Rất mong các bậc phụ huynh, các cháu thiếu nhi quan tâm hơn nữa, để tránh những rủi ro đáng tiếc sảy ra.

         Kính chúc mọi người, mọi nhà luôn mạnh khỏe và gia đình hạnh phúc./.

 

                                                                       Người thực hiện           

                                                   Bác sỹ - Trưởng trạm Y tế: Phạm Công Dũng

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM

Đăng lúc: 04/07/2023 14:35:42 (GMT+7)

Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc Phụ huynh.

 

          Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: Bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang...

          Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người. Có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh, ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.  Vì vậy  để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cần biết những nguyên nhân hay sảy ra tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh:

            CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:

     + Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà: Như ổ cắm điện, cầu dao điện, nước sôi, dao kéo...

     + Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường: Do bàn ghế hư hỏng chưa sửa chữa kịp, ngã do chạy nhảy, đùa nghịch, đánh nhau, trèo cây cao bị ngã, đùa nghịch với hóa chất trong phòng thí nghiệm..

     + Các yếu tố nguy cơ ngoài cộng đồng: Nhiều ao hồ không có người trông coi, quản lý, không có rào chắn và cảnh báo. Cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, ý thức tham gia giao thông chưa tốt. Ăn quà vặt, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng...

          CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:

 Rất nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng tránh được nếu phụ huynh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

  - Phòng ngã:

+  Không chạy nhảy đùa nghịch quá mức, không gây gỗ đánh nhau, không leo trèo cao...

 - Phòng tránh tai nạn giao thông:

+ Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy...

+ Không tụ tập đông người ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

 - Phòng tránh bỏng:

+ Có ý thức an toàn về hóa chất, an toàn điện, nước sôi...

 - Phòng tránh đuối nước:

+ Tìm hiểu luật giao thông đường thủy; Không tắm sông, ao, hồ khi không có người lớn đi cùng… Qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Phải học cách bơi có người hướng dẫn...

 - Phòng tránh điện giật:

+ Thực hiện an toàn trong sử dụng điện.

 - Phòng tránh ngộ độc thức ăn: Phải ăn chín, uống nước đã được đun sôi.. Không ăn quà vặt có các loại phẩm màu độc hại. Không ăn bánh kẹo, đồ uống chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ ...

           Trên đây là những điều cần biết về cách phòng tránh Tai nạn thương tích ở trẻ em, nhất là lứa tuổi thiếu nhi hiếu động. Rất mong các bậc phụ huynh, các cháu thiếu nhi quan tâm hơn nữa, để tránh những rủi ro đáng tiếc sảy ra.

         Kính chúc mọi người, mọi nhà luôn mạnh khỏe và gia đình hạnh phúc./.

 

                                                                       Người thực hiện           

                                                   Bác sỹ - Trưởng trạm Y tế: Phạm Công Dũng

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC