Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
6606

BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN NĂM 2022

Ngày 03/09/2023 00:00:00

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Ngày 15 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, với 483 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 96,99 % tổng số đại biểu Quốc hội , gồm 4 chương và 66 điều, có hiệu lực từ ngày 1-3-2023.

          Luật Phòng chống rửa tiền (PCRT) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 là văn bản pháp lý toàn diện quy định về PCRT theo định hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về PCRT. Từ đó đến nay, trải qua 10 năm thi hành Luật PCRT, công tác PCRT ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về trao đổi thông tin liên quan đến rửa tiền. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCRT đã góp phần ngăn chặn kịp thời các tội phạm rửa tiền và các tội phạm xuyên quốc gia, qua đó, Việt Nam cũng đã học hỏi nhiều kinh nghiệm trong công tác PCRT của các quốc gia và tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, việc thực thi công tác PCRT đã tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam khi mở rộng quan hệ kinh doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật PCRT còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động PCRT, cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện, cụ thể hơn: Chính vì vậy việc xây dựng Luật PCRT (sửa đổi) là cần thiết, nhằm phù hợp với các nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế, cam kết quốc tế của Việt Nam, cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định của pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trong thời gian tới.

Những nội cơ bản của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.

          Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Ngày 15 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, với 483 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 96,99 % tổng số đại biểu Quốc hội , gồm 4 chương và 66 điều, có hiệu lực từ ngày 1-3-2023.

1. Phạm vi điều chỉnh

Về cơ bản, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền/ năm 2012, theo đó phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng quy định việc phòng, chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định về đối tượng báo cáo phòng, chống rửa tiền tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, bao gồm tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính.

Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo, cụ thể:

– Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã luật hóa quy định tại Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013, theo đó, bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

3Về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, các trường hợp từ chối yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin, quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh đó, để đáp ứng thực tiễn công tác trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng bổ sung nguyên tắc: trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền, việc trao đổi, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

4. Quy định về đánh giá rủi ro quốc gia, đối tượng báo cáo về rửa tiền

Để đáp ứng khuyến nghị của FATF, đánh giá của APG tại Báo cáo đánh giá đa phương và phù hợp với thực tiễn triển khai hoạt động đánh giá rủi ro quốc gia, đối tượng báo cáo về rửa tiền, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung các quy định về đánh giá rủi ro quốc gia, đối tượng báo cáo về rửa tiền, cụ thể:

a) Về quy định đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền

Tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định về nghĩa vụ thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, cụ thể như sau:

Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.

Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện: (i) Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định; (ii) Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.

Do các tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền mang tính kỹ thuật và có thể thay đổi trong từng thời kỳ, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 giao Chính phủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.

b) Về quy định đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã Luật hóa các quy định về trách nhiệm đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phổ biến trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo.

Luật cũng quy định căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền, đối tượng báo cáo phải xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền, trong đó có nội dung về việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền; cụ thể: (i) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, đối tượng báo cáo có thể thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng; (ii) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, đối tượng báo cáo phải nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền; (iii) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, đối tượng báo cáo đồng thời phải thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền và áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.

5. Quy định về nhận biết khách hàng và cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng

– Về nhận biết khách hàng: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin nhận biết khách hàng để phù hợp với pháp luật hiện hành, khuyến nghị của FATF, đánh giá của APG như đối với khách hàng cá nhân bổ sung thông tin về số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, quy định rõ thông tin yêu cầu thu thập đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam hoặc người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, là người có từ hai quốc tịch trở lên, người không quốc tịch…; bổ sung quy định đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.

Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định về việc đối tượng báo cáo có thể thuê tổ chức khác xác minh thông tin khách hàng. Đồng thời, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định: đối tượng báo cáo phải bảo đảm tổ chức được thuê xác minh phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật và đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh thông tin nhận biết khách hàng của tổ chức được thuê. Việc thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng thực hiện theo thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật có liên quan.

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba, là hoạt động được sửa đổi tên gọi từ hoạt động kinh doanh qua giới thiệu quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về các yêu cầu đối với bên thứ ba, quy định rõ việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua bên thứ ba không loại trừ trách nhiệm của đối tượng báo cáo trong việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng.

6. Về trách nhiệm của đối tượng báo cáo khi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới:

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi và làm rõ hơn về trách nhiệm của đối tượng báo cáo liên quan đến cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới, cụ thể: quy định đối tượng báo cáo phải ban hành chính sách, quy trình để nhận diện và đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền đối với các sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới trước khi đưa vào sử dụng; áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro về rửa tiền.

7. Về giám sát một số giao dịch đặc biệt

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền về các giao dịch đặc biệt mà đối tượng báo cáo phải giám sát, bao gồm: (i) Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ; (ii) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo (là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo về tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền). Đồng thời, để giám sát giao dịch đặc biệt, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định đối tượng báo cáo áp dụng biện pháp tăng cường; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch, trường hợp có nghi ngờ về tính chính xác, mục đích của giao dịch, phải xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.

8Về minh bạch thông tin của pháp nhân, thỏa thuận pháp lý, minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa và quy định cụ thể hơn một số yêu cầu thu thập, cập nhật, lưu trữ, thông tin của đối tượng báo cáo, cá nhân, tổ chức có liên quan; quy định trách nhiệm cung cấp các thông tin này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

– Về minh bạch thông tin của pháp nhân: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định yêu cầu về việc cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản, chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân đối với cơ quan đăng ký kinh doanh; bổ sung quy định về việc cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản, chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân của cơ quan cấp phép thành lập, hoạt động cho pháp nhân đó; sửa đổi, làm rõ các thông tin cần và những thông tin nếu có (thông tin về danh sách người quản lý pháp nhân, điều lệ, thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân) mà cơ quan đăng ký, cơ quan cấp phép thành lập thực hiện cập nhật, lưu trữ. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng bổ sung quy định về trách nhiệm thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản, chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân.

– Về minh bạch thông tin thỏa thuận pháp lý: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định về minh bạch thông tin của thỏa thuận pháp lý, theo đó quy định về nghĩa vụ của bên nhận ủy thác phải thu thập, lưu giữ thông tin về bên ủy thác, bên nhận ủy thác, người thụ hưởng, các bên liên quan (nếu có) và cá nhân có quyền kiểm soát cuối cùng đối với ủy thác; có trách nhiệm cung cấp các thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; cung cấp thông tin cho tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính trong quá trình thiết lập và duy trì mối quan hệ khách hàng với tổ chức, cá nhân này liên quan đến tài sản được ủy thác khi được yêu cầu.

– Về minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định về khái niệm tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các hội, tổ chức tôn giáo được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định các tổ chức này phải thực hiện thu thập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về việc tài trợ, tiếp nhận tài trợ của tổ chức phi lợi nhuận và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, qua đó đảm bảo yêu cầu về Phòng, chống rửa tiền trong hoạt động của các tổ chức này.

9. Về trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ hồ sơ, thông tin về phòng, chống rửa tiền

Về trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung một số nội dung phải có tại quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền của đối tượng báo cáo, bao gồm: chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó có nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh; chính sách, quy trình quản lý rủi ro; tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng chống rửa tiền. Bổ sung yêu cầu quy định nội bộ phải được áp dụng, phổ biến trong toàn hệ thống và đại lý của đối tượng báo cáo.

Để phù hợp với loại hình, quy mô hoạt động của các đối tượng báo cáo, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có quy định riêng trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng giảm bớt một số nội dung yêu cầu phải có trong quy định nội bộ cho đối tượng báo cáo này (như quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền; kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền).

10. Về báo cáo giao dịch đáng ngờ

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 luật hóa các quy định tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019) đồng thời có điều chỉnh để đảm bảo rõ ràng, minh bạch đối với quy định cụ thể về các trường hợp đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong các trường hợp sau:
       (i) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
       (ii) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại Luật và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.

11. Về giao dịch chuyển tiền điện tử

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định trách nhiệm của các tổ chức tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

12. Về việc lưu trữ, trách nhiệm báo cáo, bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo của đối tượng báo cáo nhằm cụ thể các loại thông tin đối tượng báo cáo phải lưu trữ; quy định trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của đối tượng báo cáo; sửa đổi, bổ sung quy định về bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu, báo cáo nhằm phù hợp với quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và thực tiễn hoạt động của đối tượng báo cáo.

13. Về thực hiện thu thập, xử lý, phân tích, trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền và áp dụng các biện pháp tạm thời

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về từng nội dung trao đổi, cung cấp và chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Đồng thời, bổ sung việc giao Chính phủ quy định chi tiết về việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền; hướng dẫn về việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền trong nước. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn chuyển giao, trao đổi, cung cấp thông tin phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan có thẩm quyền trong và ngoài nước.

14. Về áp dụng các biện pháp tạm thời

– Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định rõ các trường hợp thực hiện trì hoãn giao dịch bao gồm: (i) Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen.

15. Về điều khoản thi hành

– Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước, trong đó bỏ cụm từ “phòng, chống rửa tiền”. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm tạo cơ sở để triển khai, thực hiện các yêu cầu về nâng cao tính độc lập của đơn vị tình báo tài chính tại khuyến nghị số 29 của FATF và đánh giá của APG cũng như để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống rửa tiền trong giai đoạn hiện nay.

Nhằm không tạo khoảng trống pháp lý sau khi Luật có hiệu lực thi hành nhưng chưa kịp hoàn thành việc phân công chức năng đơn vị đầu mối về phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định về hiệu lực thi hành tại Điều 66 như sau: Khoản 1 Điều 64 của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày quy định khác về cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực.

– Để đảm bảo khuôn khổ pháp lý thống nhất giữa Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Luật Phòng, chống khủng bố, pháp luật về phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng như đáp ứng các khuyến nghị của FATF và APG, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung Điều 34, 35 Luật Phòng, chống khủng bố (khoản 2 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022) và bổ sung quy định về việc áp dụng quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền trong phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (Điều 65 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022), theo đó cho phép các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan được áp dụng quy định từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 phục vụ công tác phòng, chống tài trợ, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt./.

Trên đây là bài tuyên truyền giới thiệu một số điểm cơ bản của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022.

                                                                                                                                                                                                      Người viết bài
                                Trịnh Thị Hoa            Công chức tư pháp – Hộ tịch

                                                                      

BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN NĂM 2022

Đăng lúc: 03/09/2023 00:00:00 (GMT+7)

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Ngày 15 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, với 483 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 96,99 % tổng số đại biểu Quốc hội , gồm 4 chương và 66 điều, có hiệu lực từ ngày 1-3-2023.

          Luật Phòng chống rửa tiền (PCRT) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 là văn bản pháp lý toàn diện quy định về PCRT theo định hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về PCRT. Từ đó đến nay, trải qua 10 năm thi hành Luật PCRT, công tác PCRT ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về trao đổi thông tin liên quan đến rửa tiền. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCRT đã góp phần ngăn chặn kịp thời các tội phạm rửa tiền và các tội phạm xuyên quốc gia, qua đó, Việt Nam cũng đã học hỏi nhiều kinh nghiệm trong công tác PCRT của các quốc gia và tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, việc thực thi công tác PCRT đã tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam khi mở rộng quan hệ kinh doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật PCRT còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động PCRT, cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện, cụ thể hơn: Chính vì vậy việc xây dựng Luật PCRT (sửa đổi) là cần thiết, nhằm phù hợp với các nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế, cam kết quốc tế của Việt Nam, cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định của pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trong thời gian tới.

Những nội cơ bản của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.

          Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Ngày 15 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, với 483 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 96,99 % tổng số đại biểu Quốc hội , gồm 4 chương và 66 điều, có hiệu lực từ ngày 1-3-2023.

1. Phạm vi điều chỉnh

Về cơ bản, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền/ năm 2012, theo đó phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng quy định việc phòng, chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định về đối tượng báo cáo phòng, chống rửa tiền tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, bao gồm tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính.

Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo, cụ thể:

– Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã luật hóa quy định tại Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013, theo đó, bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

3Về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, các trường hợp từ chối yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin, quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh đó, để đáp ứng thực tiễn công tác trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng bổ sung nguyên tắc: trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền, việc trao đổi, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

4. Quy định về đánh giá rủi ro quốc gia, đối tượng báo cáo về rửa tiền

Để đáp ứng khuyến nghị của FATF, đánh giá của APG tại Báo cáo đánh giá đa phương và phù hợp với thực tiễn triển khai hoạt động đánh giá rủi ro quốc gia, đối tượng báo cáo về rửa tiền, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung các quy định về đánh giá rủi ro quốc gia, đối tượng báo cáo về rửa tiền, cụ thể:

a) Về quy định đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền

Tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định về nghĩa vụ thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, cụ thể như sau:

Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.

Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện: (i) Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định; (ii) Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.

Do các tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền mang tính kỹ thuật và có thể thay đổi trong từng thời kỳ, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 giao Chính phủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.

b) Về quy định đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã Luật hóa các quy định về trách nhiệm đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phổ biến trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo.

Luật cũng quy định căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền, đối tượng báo cáo phải xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền, trong đó có nội dung về việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền; cụ thể: (i) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, đối tượng báo cáo có thể thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng; (ii) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, đối tượng báo cáo phải nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền; (iii) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, đối tượng báo cáo đồng thời phải thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền và áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.

5. Quy định về nhận biết khách hàng và cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng

– Về nhận biết khách hàng: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin nhận biết khách hàng để phù hợp với pháp luật hiện hành, khuyến nghị của FATF, đánh giá của APG như đối với khách hàng cá nhân bổ sung thông tin về số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, quy định rõ thông tin yêu cầu thu thập đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam hoặc người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, là người có từ hai quốc tịch trở lên, người không quốc tịch…; bổ sung quy định đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.

Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định về việc đối tượng báo cáo có thể thuê tổ chức khác xác minh thông tin khách hàng. Đồng thời, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định: đối tượng báo cáo phải bảo đảm tổ chức được thuê xác minh phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật và đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh thông tin nhận biết khách hàng của tổ chức được thuê. Việc thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng thực hiện theo thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật có liên quan.

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba, là hoạt động được sửa đổi tên gọi từ hoạt động kinh doanh qua giới thiệu quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về các yêu cầu đối với bên thứ ba, quy định rõ việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua bên thứ ba không loại trừ trách nhiệm của đối tượng báo cáo trong việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng.

6. Về trách nhiệm của đối tượng báo cáo khi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới:

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi và làm rõ hơn về trách nhiệm của đối tượng báo cáo liên quan đến cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới, cụ thể: quy định đối tượng báo cáo phải ban hành chính sách, quy trình để nhận diện và đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền đối với các sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới trước khi đưa vào sử dụng; áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro về rửa tiền.

7. Về giám sát một số giao dịch đặc biệt

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền về các giao dịch đặc biệt mà đối tượng báo cáo phải giám sát, bao gồm: (i) Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ; (ii) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo (là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo về tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền). Đồng thời, để giám sát giao dịch đặc biệt, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định đối tượng báo cáo áp dụng biện pháp tăng cường; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch, trường hợp có nghi ngờ về tính chính xác, mục đích của giao dịch, phải xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.

8Về minh bạch thông tin của pháp nhân, thỏa thuận pháp lý, minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa và quy định cụ thể hơn một số yêu cầu thu thập, cập nhật, lưu trữ, thông tin của đối tượng báo cáo, cá nhân, tổ chức có liên quan; quy định trách nhiệm cung cấp các thông tin này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

– Về minh bạch thông tin của pháp nhân: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định yêu cầu về việc cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản, chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân đối với cơ quan đăng ký kinh doanh; bổ sung quy định về việc cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản, chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân của cơ quan cấp phép thành lập, hoạt động cho pháp nhân đó; sửa đổi, làm rõ các thông tin cần và những thông tin nếu có (thông tin về danh sách người quản lý pháp nhân, điều lệ, thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân) mà cơ quan đăng ký, cơ quan cấp phép thành lập thực hiện cập nhật, lưu trữ. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng bổ sung quy định về trách nhiệm thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản, chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân.

– Về minh bạch thông tin thỏa thuận pháp lý: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định về minh bạch thông tin của thỏa thuận pháp lý, theo đó quy định về nghĩa vụ của bên nhận ủy thác phải thu thập, lưu giữ thông tin về bên ủy thác, bên nhận ủy thác, người thụ hưởng, các bên liên quan (nếu có) và cá nhân có quyền kiểm soát cuối cùng đối với ủy thác; có trách nhiệm cung cấp các thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; cung cấp thông tin cho tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính trong quá trình thiết lập và duy trì mối quan hệ khách hàng với tổ chức, cá nhân này liên quan đến tài sản được ủy thác khi được yêu cầu.

– Về minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định về khái niệm tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các hội, tổ chức tôn giáo được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định các tổ chức này phải thực hiện thu thập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về việc tài trợ, tiếp nhận tài trợ của tổ chức phi lợi nhuận và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, qua đó đảm bảo yêu cầu về Phòng, chống rửa tiền trong hoạt động của các tổ chức này.

9. Về trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ hồ sơ, thông tin về phòng, chống rửa tiền

Về trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung một số nội dung phải có tại quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền của đối tượng báo cáo, bao gồm: chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó có nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh; chính sách, quy trình quản lý rủi ro; tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng chống rửa tiền. Bổ sung yêu cầu quy định nội bộ phải được áp dụng, phổ biến trong toàn hệ thống và đại lý của đối tượng báo cáo.

Để phù hợp với loại hình, quy mô hoạt động của các đối tượng báo cáo, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có quy định riêng trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng giảm bớt một số nội dung yêu cầu phải có trong quy định nội bộ cho đối tượng báo cáo này (như quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền; kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền).

10. Về báo cáo giao dịch đáng ngờ

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 luật hóa các quy định tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019) đồng thời có điều chỉnh để đảm bảo rõ ràng, minh bạch đối với quy định cụ thể về các trường hợp đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong các trường hợp sau:
       (i) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
       (ii) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại Luật và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.

11. Về giao dịch chuyển tiền điện tử

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định trách nhiệm của các tổ chức tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

12. Về việc lưu trữ, trách nhiệm báo cáo, bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo của đối tượng báo cáo nhằm cụ thể các loại thông tin đối tượng báo cáo phải lưu trữ; quy định trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của đối tượng báo cáo; sửa đổi, bổ sung quy định về bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu, báo cáo nhằm phù hợp với quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và thực tiễn hoạt động của đối tượng báo cáo.

13. Về thực hiện thu thập, xử lý, phân tích, trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền và áp dụng các biện pháp tạm thời

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về từng nội dung trao đổi, cung cấp và chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Đồng thời, bổ sung việc giao Chính phủ quy định chi tiết về việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền; hướng dẫn về việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền trong nước. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn chuyển giao, trao đổi, cung cấp thông tin phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan có thẩm quyền trong và ngoài nước.

14. Về áp dụng các biện pháp tạm thời

– Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định rõ các trường hợp thực hiện trì hoãn giao dịch bao gồm: (i) Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen.

15. Về điều khoản thi hành

– Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước, trong đó bỏ cụm từ “phòng, chống rửa tiền”. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm tạo cơ sở để triển khai, thực hiện các yêu cầu về nâng cao tính độc lập của đơn vị tình báo tài chính tại khuyến nghị số 29 của FATF và đánh giá của APG cũng như để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống rửa tiền trong giai đoạn hiện nay.

Nhằm không tạo khoảng trống pháp lý sau khi Luật có hiệu lực thi hành nhưng chưa kịp hoàn thành việc phân công chức năng đơn vị đầu mối về phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung quy định về hiệu lực thi hành tại Điều 66 như sau: Khoản 1 Điều 64 của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày quy định khác về cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực.

– Để đảm bảo khuôn khổ pháp lý thống nhất giữa Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Luật Phòng, chống khủng bố, pháp luật về phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng như đáp ứng các khuyến nghị của FATF và APG, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung Điều 34, 35 Luật Phòng, chống khủng bố (khoản 2 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022) và bổ sung quy định về việc áp dụng quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền trong phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (Điều 65 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022), theo đó cho phép các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan được áp dụng quy định từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 phục vụ công tác phòng, chống tài trợ, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt./.

Trên đây là bài tuyên truyền giới thiệu một số điểm cơ bản của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022.

                                                                                                                                                                                                      Người viết bài
                                Trịnh Thị Hoa            Công chức tư pháp – Hộ tịch

                                                                      

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC