Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
6606

BÀI TUYÊN TRUYÊN VỀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA XÂY DỰNG XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

Ngày 25/04/2023 00:00:00

Có thể khẳng định việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt Chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, bảo đảm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, huớng tới mục tiêu cao nhất là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng.

        Ngày 22/7/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thay thế Quyết định 619/2016/QĐ-TTg. Ngày 15/11/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, thay thế Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thông tư 09/2021/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Việc ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP về cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP của Bộ Tư pháp và có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong triển khai công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Ngày 08/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 318/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; quy định nêu rõ nội dung xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới tại tiêu chí thành phần 18.4 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật và bổ sung nội dung tiếp cận pháp luật đối với xã nông thôn mới nâng cao tại tiêu chí số 16.

Uỷ ban nhân dân xã đã thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật khá đầy đủ, kịp thời; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp như: Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức các cuộc thi; tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã.

Việc bổ sung tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật đối với xã nông thôn mới nâng cao, gắn kết các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới với xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của địa phương và thúc đẩy, cải thiện, nâng cao chất lượng, đời sống tinh thần nói chung và đời sống pháp lý của người dân. Việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân đối với các quy định của pháp luật và xây dựng nền hành chính cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức hành chính ở xã.

 

Các nội dung cơ bản của chuẩn tiếp cận đó là:

a) Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; kế hoạch triển khai, thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

b) Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

đ) Lồng ghép xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và xóa đói, giảm nghèo.

e) Sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả, kiểm tra, khen thưởng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Trên đây là bài tuyên truyền về công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật rất mong được các đồng chí cán bộ, đảng viên cùng toàn thể nhân dân quan tâm hưởng ứng để địa phương luôn đạt chuẩn về tiếp cận pháp luật, góp phần hoàn thiện trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu./.

 

    Thực hiện - Trịnh Thị Hoa
Công chức Tư pháp - Hộ tịch

 

  

BÀI TUYÊN TRUYÊN VỀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA XÂY DỰNG XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

Đăng lúc: 25/04/2023 00:00:00 (GMT+7)

Có thể khẳng định việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt Chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, bảo đảm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, huớng tới mục tiêu cao nhất là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng.

        Ngày 22/7/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thay thế Quyết định 619/2016/QĐ-TTg. Ngày 15/11/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, thay thế Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thông tư 09/2021/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Việc ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP về cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP của Bộ Tư pháp và có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong triển khai công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Ngày 08/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 318/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; quy định nêu rõ nội dung xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới tại tiêu chí thành phần 18.4 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật và bổ sung nội dung tiếp cận pháp luật đối với xã nông thôn mới nâng cao tại tiêu chí số 16.

Uỷ ban nhân dân xã đã thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật khá đầy đủ, kịp thời; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp như: Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức các cuộc thi; tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã.

Việc bổ sung tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật đối với xã nông thôn mới nâng cao, gắn kết các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới với xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của địa phương và thúc đẩy, cải thiện, nâng cao chất lượng, đời sống tinh thần nói chung và đời sống pháp lý của người dân. Việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân đối với các quy định của pháp luật và xây dựng nền hành chính cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức hành chính ở xã.

 

Các nội dung cơ bản của chuẩn tiếp cận đó là:

a) Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; kế hoạch triển khai, thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

b) Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

đ) Lồng ghép xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và xóa đói, giảm nghèo.

e) Sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả, kiểm tra, khen thưởng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Trên đây là bài tuyên truyền về công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật rất mong được các đồng chí cán bộ, đảng viên cùng toàn thể nhân dân quan tâm hưởng ứng để địa phương luôn đạt chuẩn về tiếp cận pháp luật, góp phần hoàn thiện trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu./.

 

    Thực hiện - Trịnh Thị Hoa
Công chức Tư pháp - Hộ tịch

 

  

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC